Tấm lòng người mẹ quê
Tình mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành..
Đem sự hòa hợp, an vui đến nơi làm việc
Hầu hết mọi người đều dành phần lớn thời gian trong ngày ở nơi làm việc. Vì thế, hợp nhất sự thực hành giáo pháp với hoạt động lao động hằng ngày của chúng ta là vấn đề quan trọng.
Tình Mẹ Và Quê Hương
Mẹ và quê hương là hai hình ảnh luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau. Nghĩ về mẹ là tự nhiên chúng ta nhớ đến quê hương. Cũng vậy, mỗi khi chúng ta tưởng nhớ đến quê hương là hình ảnh mẹ hiền cặm cụi, chịu thương chịu khó lại hiện về trong tâm trí.
Mãi Mãi Trẻ Trung
Sự trẻ trung không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác. Nó là một trạng thái của tâm hồn, là biểu hiện của lòng nhiệt huyết, là đặc tính của trí tưởng tượng, là sự vượt trội của lòng dũng cảm đối với tính nhút nhát,
Một Ly Sữa
Cậu bé đã quyết định là sẽ xin thức ăn ở một căn nhà bên cạnh. Tuy nhiên, em đã không đủ dũng khí khi thấy một người phụ nữ trẻ đẹp ra mở cửa.
Thay vì xin thức ăn, cậu bé đã xin nước uống. Người phụ nữ nghĩ cậu bé chắc có lẽ đang đói nên đã mang cho cậu ta một ly sữa lớn.
Cậu bé uống chậm rãi, rồi hỏi:
- Tôi nợ của cô bao nhiêu?
- Em không nợ chị thứ gì cả. Người phụ nữ đáp lại. Đức Phật đã dạy chúng ta rằng, đừng bao giờ nhận lãnh sự đền đáp khi chúng ta giúp đỡ người khác.
Cậu bé nói:
- Thế thì từ trong trái tim của mình, em xin cảm ơn chị.
Khi Howard Kelly (tên của cậu bé) rời khỏi ngôi nhà ấy, em không chỉ cảm thấy khỏe mạnh hơn mà lòng tin của em đối với Tam bảo, đối với con người cũng mạnh mẽ hơn.
Một thời gian sau, người phụ nữ ấy mắc bệnh trầm trọng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Cuối cùng họ đưa cô ta đến thành phố lớn, ở đó họ mời các chuyên gia đến nghiên cứu căn bệnh hiếm thấy của cô ấy.
Bác sĩ Howard Kelly đã được mời đến tham gia buổi hội chẩn. Khi anh ta nghe đến tên của thị trấn nơi cô ấy cư ngụ, một chút bất ngờ léo hiện trong ánh mắt của anh ta. Ngay lập tức anh ta đứng dậy và đi xuống dãy phòng nơi cô ấy đang nằm. Trong trang phục bác sĩ, anh ta đến gặp cô ấy. Anh ta nhận ra cô ấy ngay tức khắc. Thế rồi anh ta trở lại phòng hội chẩn và quyết định dùng tất cả khả năng của mình để cứu mạng cô ấy. Từ ngày hôm đó, bác sĩ Howard Kelly đã quan tâm đặc biệt đến trường hợp của cô ấy.
Sau một thời gian dài chiến đấu, cuộc chiến đấu với bệnh tật cuối cùng cũng đã chiến thắng. Bác sĩ Kelly đã yêu cầu văn phòng kinh doanh chuyển cái hóa đơn cuối cùng đến để anh ta phê duyệt. Anh ta đã xem qua hóa đơn, rồi viết điều gì đó vào bên lề của hóa đơn rồi chuyển hóa đơn đến cho cô ấy. Cô ta đã sợ chưa dám mở hóa đơn, bởi vì cô ta đinh ninh rằng cô ta sẽ phải làm lụng suốt phần còn lại của đời cô để trả đủ toàn bộ những chi phí trong hóa đơn đó. Cuối cùng thì cô ta cũng đã xem hóa đơn, có một dòng chữ đã thu hút sự chú ý của cô ta ở bên lề của hóa đơn. Và cô đọc những chữ ấy… “Đã được trả đủ bằng một ly sữa.”
(đã ký)
Bác sĩ Howard Kelly
Những giọt nước mắt sung sướng đã tuôn trào trên đôi mắt của cô ta. Với niềm hạnh phúc vô bờ bến, cô ta đã thầm nguyện: “Cảm ơn Người, đức Thế Tôn, tình thương yêu của Người đã lan tỏa khắp đến những bàn tay và trái tim của nhân loại”.
Nói Với Ai!
Hằng ngày chúng ta phải nói chuyện tiếp xúc với mọi đối tượng, nhưng tiếp xúc như thế nào để đem lại lợi ích cho mọi người, nói chuyện như thế nào để không đi ngược lại với đạo lý an tịnh, đó là vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta trong cuộc sống, trong lối tư duy và tìm ra một giải pháp thích hợp xây dựng hạnh phúc cho chính mình.
Có những người, khi tiếp xúc, chúng ta chỉ nói chuyện cho có lệ, hoặc nói cho qua chuyện, nhưng có những người mỗi khi nói chuyện ta sẽ chia sẻ hết tâm tư tình cảm của mình để cho đối tượng đó hiểu và không còn cảm thấy đơn độc khi đối diện với mình. Nhưng cuộc đời có được mấy tri âm tri kỷ để chia sẻ tất cả những niềm sâu kín của mình. Đa số phần đông, khi tiếp xúc, người ta chỉ mong sao cuộc trò chuyện đó đem lợi về cho mình.
Ngay trên ý niệm như vậy, chúng ta sẽ tìm đến những bậc thiện tri thức để học hỏi và trau giồi phẩm hạnh đạo đức cho mình. Khi nói chuyện hay tiếp xúc với người Hiền, chúng ta sẽ được tưới tẩm những hạt giống tốt, những hạt giống an vui và thánh thiện. Chúng ta sẽ được vị ấy chỉ dạy cho điều hay lẽ phải, dẫn dắt cho chúng ta biết rõ con đường nào cần đi, con đường nào cần tránh để không bị hầm hố nguy hiểm bẫy sập. Bằng ngược lại, nếu không được tiếp cận, hướng dẫn, học hỏi từ bậc thiện tri thức, chúng ta sẽ dễ dàng đi lạc vào con đường đầy ác thú, lầm lỗi. Tại sao vậy? Bởi vì chúng sanh ra, bản tính cố hữu tồn tại của mình là thường hay có tánh khen mình chê người, hay nói xấu chê bai kẻ khác, hay bàn chuyện thiên hạ, để rồi sanh ra sự ganh ghét, thù hiềm và trách cứ lẫn nhau, ít có ai nghĩ về mình và tự trách mình. Trong kinh Pháp cú, đức Phật dạy: thắng hàng vạn quân địch ở ngoài xa trường chưa thể xem người chiến thắng đó là kẻ anh hùng hay là cuộc chiến thắng tối thượng. Chỉ khi nào, con người ấy chiến thắng được với bản chất xấu xa của mình, chiến thắng những cám dỗ dục vọng tồn tại trong tự thân mình, làm chủ mình, làm chủ hoàn cảnh và không bị lệ thuộc bởi bất cứ một cái gì thì sự chiến thắng đó mới gọi là chiến thắng tối thượng. Qua điều này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự làm chủ bản thân mình, sự hiện hữu của mình và làm thế nào để đem lại cho mình có một đời sống an lạc thật sự, mà không phải là sự đối đáp hay là sự lừa lọc, gây tổn hại lẫn nhau, gây sự hiềm hận lẫn nhau từ đời này sang đời khác. Khi sống đời sống như vậy, mình sẽ chiến thắng giặc ở đây không phải là giặc ngoại cảnh mà giặc vốn hằng hữu trong tâm mình, đó là chiến thắng những ham muốn đòi hỏi theo ngã chấp của mình. Chiến thắng nó và làm chủ nó. Đó là chiến thắng tối thượng.
Cũng vậy, trong giáo pháp Phật đà, bất cứ một ai khi học hỏi, điều cần thiết đầu tiên là phải ý thức về những hành động của mình đang làm, đang suy nghĩ và đang nói như thế nào? Nghĩa là chúng ta luôn sống trong những giây phút chánh niệm, tỉnh giác. Khi ta tiếp cận nói chuyện với ai, chúng ta ý thức rằng mình đang nói với ai và đang nói cái gì, đó mới là điều chính yếu.
Tại sao lại như vậy? Tại vì tận trong thâm tâm của mỗi con người đều ẩn chứa nhiều nỗi niềm khúc mắc chưa được chuyển hóa, có những việc cả đời không thể nói ra được, cho nên thế gian này có nhiều người rất đau khổ khi mình có đầy đủ các giác quan nhưng phải im lặng, như câm như điếc, và sống trong sự dày vò đau khổ. Có người lại quá vô tư trong suy nghĩ, đụng đâu nói đó, không nghĩ đến hậu quả của nó là thế nào và dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, khiến cho mình và cho người bất an, mất lòng tin tưởng.
Vậy, chúng ta phải sống như thế nào để được hài hòa và an lạc? Sống giữa cõi đời đôi lúc chúng ta không còn biết mình là ai nữa, nguyên lý nào có thể giúp chúng ta làm chủ được bản thân mình và đem lại những kết quả lợi lạc trong khi tiếp cận hay hành xử một công việc gì đó. Đức Phật dạy rằng, chúng ta không cần phải nương tựa vào ai cả, mà phải nương tựa vào hải đảo tự thân của mình, nương tựa vào chánh pháp. Chỉ khi mình biết rõ lộ trình nương tựa hòn đảo tự thân là thế nào? Và nương tựa vào chánh pháp ra sao? Thì chúng ta sẽ bước đi những bước đi an tịnh. Hòn đảo tự thân, đối với người thường thì quá ư là khó, vì họ phước mỏng, nghiệp dày, làm sao xây dựng được hòn đảo kiên cố để làm nơi nương tựa. Còn chánh pháp thì trở về nương tựa nhưng cần phải có người để chỉ dẫn phải đi như thế nào? Cần có Thầy dạy để giúp cho mình đi những bước đi chân chính. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật dạy: ‘gặp được bậc thiện tri thức là khó’, vì thế chúng ta cần phải tìm đến những nơi nào có bậc thiện tri thức để học hỏi và thỉnh cầu quý vị ấy hướng dẫn chỉ dạy cho mình. Thiện tri thức đó không ở đâu xa mà ở ngay cạnh chúng ta, những tấm gương cho chúng ta làm lành tránh dữ. Những tấm gương tốt hiện hữu trong cuộc đời giúp cho chúng ta thấy đó để noi gương theo sống cho tốt, còn những tấm gương bất hảo giúp cho chúng ta cần xa lánh không nên tái phạm. Đó là thiện tri thức ở cuộc đời, còn trong đạo Phật thì chúng ta phải tìm đến nương tựa những vị thầy có khả năng chuyển hóa những đau khổ cho đệ tử, có khả năng hướng dẫn đời sống tâm linh cho đệ tử ngày càng thăng hoa hơn trên con đường tu tập. Vị thầy không chỉ là tấm gương thân giáo và khẩu giáo, mà vị thầy còn là tấm gương đại diện cho hàng Tăng bảo thường trụ truyền trì mạng mạch ở thế gian, tìm đến được những bậc thầy như vậy, chúng ta sẽ được nương tựa học hỏi rất nhiều.
Cuộc đời con người sống chỉ vỏn vẹn mấy mươi năm, ai dám chắc rằng cuộc sống đó là dài, ai dám hãnh diện rằng mình có thể có đời sống hạnh phúc miên viễn khi trong tâm tư vẫn còn tiềm ẩn những bộc phát của tham sân si, hay những kiết sử đem lại đau khổ. Vậy chỉ có khi nào chúng ý thức được cuộc sống hiện hữu chỉ như những con thiêu thân, chỉ như lằn chớp vừa lóe ra trong không trung rồi chợt tắt, hay nói đúng hơn, so với vô vàn tỉ tỉ năm thì kiếp sống ấy chợt hiện ra rồi chợt mất, chúng ta mới tỉnh mộng để trở về, để sống sao cho tốt với chính bản thân mình, cho mọi người xung quanh. Chúng ta sống không chỉ sống cho mình, mà còn sống cho người, sống không ích kỷ, sống sao đem lại lợi lạc cho tất cả nhân thiên.
Nói với ai, là một chủ đề mà tự bản thân người viết băn khoăn, trăn trở bấy lâu. Người viết được hạnh phúc tái ngộ trong dòng suối mát của đức Phật nhưng có những lúc nhìn lại, thấy thời gian trôi qua quá nhanh, những nội kết đau khổ, những điều bất an vẫn còn tồn đọng một vài giây phút nào đó làm cho mình cảm thấy sợ hãi. Nói với ai hay nói với mình là chủ đề giúp cho mỗi con người tự phản tỉnh và xây dựng một cuộc sống an vui ngay tại cuộc đời này, ngay tại kiếp sống này chứ không tìm ở đâu xa. Chỉ khi mình có một đời sống an lạc, thì ngay nơi đó mình định hình được một đời sống tương lai hạnh phúc, còn không thì chúng ta, và tất cả nhân loại sẽ mãi đoanh vậy trong kiếp sanh tử luân hồi đau khổ.
Bạch Cúc
Theo Tập san Pháp Luân số 57
Giải Tỏa Sự Lo Âu
- Sự rối loạn lo âu không cụ thể, là một loại rối loạn kinh niên được thể hiện qua sự lo âu quá mức, kéo dài và lo âu về những sự kiện bình thường trong cuộc sống, về những đối tượng hay những hoàn cảnh quá ư là bình thường.
- Rối loạn hoảng sợ, là một loại lo âu được đặc trưng bởi những sự tấn công thình lình và chớp nhoáng của sự kinh hãi và e sợ với cường độ cao, chúng dẫn đến sự run rẩy, hoang mang, chóng mặt, buồn nôn và khó thở.
- Sự ám ảnh, là một sự lo sợ vô lý và sự né tránh những hoàn cảnh, những con vật, hoặc là những đồ vật tiếp xúc hằng ngày, sự lo sợ ấy có thể được xem như là vô lý hoặc là không cần thiết, nhưng người bị ám ảnh vẫn không thể làm chủ được sự lo âu do nó tạo ra.
- Rối loạn lo âu mang tính xã hội, là một loại ám ảnh xã hội được đặc trưng bởi sự lo sợ bị đánh giá một cách tiêu cực bởi người khác hay là lo sợ về sự lung túng trước đám đông vì những hành động không lường trước, chẳng hạn như là sợ sân khấu, lo sợ sự thân cận, và sợ bị sỉ nhục.
- Rối loạn xung lực ám ảnh, là một loại lo âu được đặc trưng bởi những tư tưởng hay hành động lặp đi lặp lại, đau khổ, và gượng ép, người bị chứng này có thể lau chùi những đồ dùng cá nhân, rữa tay thường xuyên, hoặc là thường xuyên kiểm tra các ổ khóa, lò sấy, hay các công tắc đèn một cách ám ảnh.
- Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, là một loại lo âu được tạo nên bởi những sang chấn tâm lý trước đó, chẳng hạn như chiến tranh vũ trang, bị hãm hiếp, những hoàn cảnh bị bắt làm con tin, hoặc là bị tai nạn nghiêm trọng.
- Rối loạn lo âu về sự chia ly, là một loại rối loạn được đặc trưng bởi những mức độ cao của sự lo âu khi bị chia cách với một người, hay một địa điểm nào đem đến những cảm giác an toàn hay an ổn cho bản thân.
Xét từ một góc độ khác, có một yếu tố tâm lý, hay nói chính xác là một thái độ, góp phần không nhỏ trong việc gây nên sự lo âu, đó là thái độ xem mình là trung tâm, mình là quan trọng nhất trong thế giới này. Không biết rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều nương nhau mà tồn tại, kể cả con người, đều phải phụ thuộc vào những thứ khác, những người khác, và mọi thứ đều luôn luôn thay đổi, không có ngừng nghĩ. Chính thái độ và nhận thức sai lầm này làm cho chúng ta cảm thấy lo âu, bất an trước mọi thứ. Chúng ta đặc biệt lưu tâm đến những gì liên quan đến bản thân. Những cái gì thuộc về ‘tôi’ và ‘của tôi’ đều trở nên vô cùng quan trọng. Chúng ta càng cho mình là quan trọng và những gì liên quan đến mình là quan trọng bao nhiêu thì chúng ta càng bị lo âu bấy nhiêu.
Để giúp giải tỏa những rối loạn lo âu, các chuyên gia về sức khỏe tinh thần thường sử dụng những phương pháp khác nhau để giúp người ta giải tỏa những rối loạn lo âu. Những phương pháp này bao gồm việc sử dụng các loại thuốc tác động đến tâm lý và những liệu pháp tâm lý, cụ thể là liệu pháp hành vi nhận thức. Trong việc điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức, các nhà trị liệu thường giúp cho thân chủ của họ hiểu rõ về bản chất của sự rối loạn lo âu mà họ đang mắc phải, về những nguyên nhân đã dẫn đến sự rối loạn lo âu đó. Nhà trị liệu còn hướng dẫn cho thân chủ soi rọi vào, nhìn thẳng vào những suy nghĩ vô lý, vô căn cứ đã dẫn đến sự lo âu của họ. Ngoài ra còn có những biện pháp khác cũng có thể góp phần trong việc giải tỏa sự rối loạn lo âu, chẳng hạn như tập thể dục, tọa thiền, dùng phép thôi miên, và các thủ thuật thư giản như tập yoga, tập thể dục dưỡng sinh, tắm bằng nước ấm, học cách sắp xếp công việc hằng ngày, chia sẽ với bạn bè, người thân.
Trước hết là tính hài hước đối với chính mình. Tâm chúng ta được ví như vượn chuyền cành, không lúc nào yên nghĩ, chúng ta lo nghĩ hết chuyện này đến chuyện kia. Nếu chúng ta bình tâm lại và nhìn vào những vấn đề rắc rối trong tâm thì chúng ta sẽ thấy có không ít vấn đề khá khôi hài, khá buồn cười. Vì thế, mỗi khi nhận thấy tâm mình chạy nhảy lung tung như thế, thay vì lo âu, buồn phiền vì những suy tưởng ấy thì chúng ta hãy mĩm cười với chúng, mĩm cười với cái tâm vọng động của mình. Hãy thử tưởng tượng, chúng ta có thể nín cười được không khi chúng ta xem một vở kịch mà nhân vật trong vở kịch ấy có sự thay đổi liên tục trong ý nghĩ của anh ta và anh ta chạy theo sự sai sử của những ý nghĩ ấy. Có tính hài hước và có thể mĩm cười với chính mình là một giải pháp tốt để giải tỏa những mối âu lo trong lòng.
Đối với những người nào không thể mĩm cười với chính mình thì mỗi khi bị lo âu, chúng ta hãy nghĩ rằng, sự lo âu thái quá cũng không có ý nghĩa gì cả, không có ích lợi gì cho chúng ta cả. Nếu chúng ta gặp vấn đề khó khăn và chúng ta có thể làm gì đó để giải quyết vấn đề ấy, thì không cần phải lo âu về nó vì chúng ta có thể chủ động thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Vả lại, nếu chúng không có cách gì để giải quyết vấn đề, thì dù chúng ta có lo âu về nó cũng vô ích mà thôi, sự lo âu không giải quyết được vấn đề gì cả. Như thế là dù vấn đề có thể được giải quyết hay không cũng không có ý nghĩa gì cả khi chúng ta lo âu hay buồn phiền về nó. Hãy ngồi xuống và tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, nếu có giải pháp nào đó có thể dùng được thì hãy tiến hành ngay, không cần phải lo âu và đứng ngồi không yên vì nó. Nếu như không tìm ra giải pháp nào để chuyển đổi tình hình thì dù có lo âu cũng vô ích. Hãy quên nó đi. Chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ theo cách này đối với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống nếu chúng ta thấy cách này giúp ích được phần nào.
Tiếp đến là đừng quá lo lắng về việc mình làm trò cười cho thiên hạ. Đôi khi chúng ta quá lo lắng và căng thẳng trước một tình cảnh mới. Chúng ta lo sợ rằng mình sẽ làm những trò lố bịch, chúng ta nghĩ rằng, “mình có thể làm những điều sai trái, mình sẽ trông như một kẻ ngớ ngẩn, và mọi người sẽ cười nhạo mình, sẽ nghĩ xấu về mình”. Trong những trường hợp như thế, thay vì có lối suy nghĩ như trên thì chúng ta hãy nghĩ rằng, “được rồi, nếu mình có thể tránh để không bị mọi người xem như một kẻ ngớ ngẩn thì tránh. Còn nếu có điều gì đó xảy ra và mình trông như một kẻ ngở ngẩn thì cũng chẳng sao, hãy là một kẻ ngớ ngẩn”. Suy nghĩ theo cách này sẽ giúp chúng ta bớt lo âu. Chúng ta không thể nào dự đoán hết được những gì có thể diễn xa trong tương lai, cũng như không thể dự đoán được người khác sẽ nghĩ gì về mình, những gì họ sẽ nói sau lưng mình, chúng có thể tốt, cũng có thể không tốt. Đối với một vài thứ chúng ta phải buông bỏ và tự nói với chính mình rằng, “được thôi, điều đó không thành vấn đề.” Và nghĩ “nếu mình đã làm gì đó ngốc ngếch và mọi người nghĩ xấu về mình, không hề gì. Mình gây ra lỗi lầm, mình làm sai cho nên không có gì lạ khi mọi người chú ý đến những điều đó. Tuy nhiên, nếu mình có thể thừa nhận những lỗi lầm ấy và sửa đổi chúng càng nhiều càng tốt, thì mình sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình và chắc chắn rằng người khác cũng sẽ không dựa vào những lỗi lầm ấy để chống lại mình.” Lối suy nghĩ này sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi phải đối diện với những tình huống, những hoàn cảnh mới.
Một giải pháp khác để giải tỏa sự rối loạn lo âu đó là quan tâm đến người khác nhiều hơn nữa. Chúng ta hãy rèn luyện tâm mình làm sao để chúng ta có thể quan tâm đến người khác nhiều hơn đến bản thân. Điều này không có nghĩa là chúng ta không chú ý gì đến bản thân cả. Chúng ta cần quan tâm đến bản thân, nhưng quan tâm một cách lành mạnh, chứ không phải theo cách lo âu và căng thẳng. Lẽ đương nhiên là chúng ta cần giữ gìn sức khỏe và giữ cho tâm mình được an vui. Chúng ta có thể làm điều này một cách lành mạnh và dễ chịu bằng cách chúng ta luôn tỉnh giác đối với những gì chúng ta đang suy nghĩ, đang nói, và đang làm. Chú tâm đến bản thân mình theo cách này là cần thiết và nên thực tập.
Đồng thời với sự quan tâm đến người khác, chúng ta hãy nghĩ đến lòng tốt của người khác, nghĩ đến lòng tốt của cha mẹ, bạn bè, người thân, của thầy cô giáo, và ngay cả lòng tốt của những người xa lạ, những người gián tiếp giúp đỡ chúng ta trong các vấn đề của cuộc sống. Khi chúng ta nghĩ đến lòng tốt của người khác thì tâm trạng của chúng ta và cách chúng ta nhìn người khác sẽ được chuyển đổi rất nhiều. Thường thì chúng ta nghĩ đến lòng tốt của mình đối với người khác chứ ít khi nghĩ đến lòng tốt của người khác dành cho mình. Chúng ta thường có ý nghĩ rằng “mình quan tâm chăm sóc họ, giúp đỡ họ rất nhiều, thế mà họ lại không biết ơn mình, thậm chí có người còn ghét mình, đối xử không tốt với mình”. Thậm chí nếu có ai đó đến hỏi thăm để giúp đỡ mình thì mình lại nghĩ xấu cho người ta, lại nghĩ người ta đang có âm mưu gì đấy, hoặc là đang muốn lợi dụng gì đấy. Chính những ý nghĩ này khiến cho chúng ta lo âu và sợ hãi, muốn xa lánh mọi người. Và chính mối bận tâm về bản thân đã khiến cho chúng ta thường hay nghi ngờ và không thể nào nhìn thấy hoặc chấp nhận lòng tốt cũng như tình thương yêu mà người khác dành cho mình với tất cả chân tình. Bên cạnh những người thân quen trực tiếp giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống, công ơn cha mẹ, tình cảm bạn bè, ân tình thầy cô,… còn có rất nhiều người trong xã hội đã góp phần không nhỏ vào cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn như công nhân xây dựng, bộ đội biên phòng, những người nông dân, công nhân lao động,… Rất nhiều người trong số họ chúng ta không hề biết đến, thậm chí chúng ta không biết họ là ai để nói lời cảm ơn họ. Nhờ vào lòng tốt và sự nỗ lực của họ mà chúng ta có thể sống thanh bình và đầy đủ tiện nghi hơn. Một khi chúng ta biết nghĩ đến lòng tốt của người khác, nghĩ đến công ơn và sự giúp đỡ của người khác thì chúng ta sẽ không thường oán trách và đa nghi nữa, nhờ vậy mà chúng ta ít bị lo âu, phiền muộn hơn.
Chúng ta cũng có thể giải tỏa sự lo âu bằng cách suy xét đến những điều bất lợi của thái độ lấy tự ngã làm trung tâm. Thái độ lấy tự ngã làm trung tâm sẽ khiến cho chúng ta tự làm khổ mình bởi những chuyện không đáng, chỉ nghĩ đến điều lợi cho mình, không quan tâm đến người khác, do vậy mà thường hay mâu thuẩn và dễ gây bất hòa với người khác. Khi chúng ta biết suy xét đến những tổn hại do thái độ lấy tự ngã làm trung tâm thì chúng ta dễ dàng từ bỏ nó, và chúng ta có thể mở rộng tấm lòng mình để quan tâm đến người khác, nghĩ đến lợi ích của người khác và sống hài hòa với mọi người.
Rút ra những lợi ích từ trong sự tổn hại cũng là một cách để giải tỏa bớt lo âu, phiền muộn. Mặc dù chúng ta dường như bị người khác làm hại, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn nhận vấn đề ở một gốc độ khác, tức là nhờ người làm hại đó mà chúng ta có được một số điều lợi ích nào đó. Chẳng hạn như chúng ta đã từng bị người khác chèn ép, gây khó khăn cho công việc của mình, đối xử khắt khe với mình. Chính từ trong hoàn cảnh đó mà chúng ta đã phấn đấu vươn lên để thể hiện tất cả những khả năng của mình, để chứng tỏ năng lực của mình nhằm thuyết phục những người gây khó khăn đó, nhằm chuyển đổi cách nhìn của họ đối với mình. Và chúng ta đã làm được điều đó. Như vậy là chính những người gây khó khăn đó đã làm tác nhân thúc đẩy sự nỗ lực, tính sáng tạo và phát huy khả năng của mình. Nếu chúng ta đã nghĩ được như thế thì liệu chúng ta còn bực tức, oán hận họ nữa không? Hoàn cảnh mà chúng ta cho là chúng ta bị hại ấy chính là nghịch tăng thượng duyên. Cho nên chúng ta không nên buồn phiền, ngược lại còn cảm ơn nó nữa. Nếu chúng ta biết cách chuyển đổi tâm niệm và lối suy nghĩ của mình thì dù trong hoàn cảnh bi đát thế nào, chúng ta vẫn có thể nhận thấy được những lợi ích từ nó, nhờ vậy mà bớt đi ưu sầu, lo lắng.
Thực tập tâm thương yêu và lòng bi mẫn đối với mọi người cũng là một biện pháp tích cực để xoa dịu nỗi lo âu, phiền muộn của mình. Khi mà chúng ta có thể suy nghĩ đến lòng tốt của người khác, nghĩ đến những ân tình của họ đã dành cho mình, những ích lợi mà họ đã đem đến cho mình thì chúng ta dễ dàng phát sinh lòng thương yêu, quí mếm họ và muốn đem an vui, hạnh phúc đến cho họ, muốn giúp họ thoát khỏi những sầu khổ. Và, như là một hệ quả, khi chúng ta đã có thể trải lòng thương yêu, quan tâm đến người khác, ghi nhớ ân tình của người khác thì chúng ta không còn nặng lòng dò xét, đa nghi đối với họ nữa. Do vậy mà chúng ta có thể chia sẽ tâm tư, tình cảm của mình với họ, cộng tác với họ trong công việc, cùng họ giải quyết những khó khăn. Nhờ thế mà chúng ta không còn bị lo âu dày vò nữa.
Đấy là những biện pháp tích cực có thể giúp chúng ta giải tỏa cũng như ngăn ngừa những rối loạn lo âu có thể phát sinh. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp khác giúp chúng ta hạn chế những nguy cơ dẫn đến rối loạn lo âu, và những phương pháp giúp làm chủ hoặc là giảm bớt những triệu chứng của nó. Những biện pháp ấy là: hạn chế sử dụng cà phê, trà, sô-cô-là, và tránh dùng rượu, bia, cần sa; tham vấn ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc hay các loại dược thảo xem chúng có chứa những hóa chất gây lo âu, hồi hộp hay không; tập thể dục thường xuyên; ăn uống điều độ và lành mạnh; ngủ điều độ; và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý cũng như sự giúp đỡ của người khác trong lúc bị sang chấn tâm lý và sau khi bị sang chấn. Với những giải pháp này, hy vọng là mọi người có thể áp dụng chúng vào trong đời sống thưởng nhật để ngăn ngừa và giải tỏa những mối lo âu của bản thân trước những bước thăng trầm của cuộc sống.
Minh Nguyên
Điều Thật Sự Quan Trọng Trong Cuộc Sống Là Gì?
Tuy nhiên, vào sáng hôm sau đứa con gái nhỏ đã mang hộp quà đến tặng người cha và nói:
- Món quà này con dành cho ba, thưa ba.
Lúc ấy người cha cảm thấy bối rối vì sự phản ứng mạnh mẽ của anh ta trước đó, nhưng rồi sự tức giận của anh ta lại bùng lên một lần nữa khi anh ta thấy cái hộp trống không. Anh ta mắng con gái:
- Mày không biết sao, nhóc con, khi mày tặng cho ai một món quà thì phải có thứ gì đó ở bên trong gói quà chứ?
Người con gài ngưới mắt nhìn cha và nói trong nước mắt:
- Ồ, Cha, nó không phải trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn của con vào trong đó cho đến khi nó đầy mới thôi.
Người cha đã vô cùng xúc động khi nghe con gái nói vậy. Thế là anh ta quì gối xuống và ôm lấy người con gái bé bỏng vào lòng, và anh ta xin con gái tha lỗi cho anh ta vì sự tức giận không đáng có của mình.
Không lâu sau đó một vụ tai nạn đã cướp đi mạng sống của em bé. Kể từ đó người cha đã giữ cái hộp màu vàng ấy bên cạnh gường ngủ của mình cho đến suốt đời. Và mỗi khi anh ta thất vọng hay là phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, anh ta luôn mở cái hộp và lấy ra một nụ hôn trong tưởng tượng rồi nhớ lại tình thương yêu của người con gái bé bỏng đã đặt vào đó.
Trong hiện thực của cuộc sống, là một con người, mỗi chúng ta đều đã được tặng một cái hộp màu vàng được đựng đầy tình thương yêu không điều kiện và những nụ hôn từ con cái của chúng ta, từ gia đình và từ bạn bè. Họ giống như những thiên thần, những người đã giúp chúng ta đứng vững trên đôi chân của mình khi mà đôi cánh của chúng ta không còn bay được nữa. Tình thương yêu là một tài sản quí giá nhất mà mọi người cần phải trân quí.
Không rõ tác giả
Minh Nguyên dịch
Những Đặc Tính Của Tâm Tham Ái
Gợi Nhớ Quê Hương
Đừng nổi giận và cũng đừng quá bình thản
Trong xã hội ngày nay, người ta thường hay ngộ nhận giữa sự chịu đựng và sự yếu hèn. Vì thế, sự thiếu khả năng hay là sự không sẵn lòng để kiềm chế cơn giận đã trở thành một nguyên nhân của sự bạo hành trong gia đình và xã hội. Sự ngược đãi giữa vợ chồng với nhau, sự hành hạ trẻ em, và những vụ tấn công bằng súng trong khi đang lái xe là hậu quả khi người ta thiếu khả năng làm chủ cảm xúc của mình. Nếu chúng ta muốn có sự thanh bình và trật tự trong cuộc sống của mình, thì lý trí phải bao trùm lấy những cảm xúc tiêu cực.