Thái tử Tất-đạt-đa được sinh ra trong dòng dõi đế vương. Ngay từ khi mới lọt lòng, thái tử đã được mọi người cung phụng, hết mực thương yêu, tận tâm chăm sóc. Thái tử được sống trong cung vàng điện ngọc, nhung gấm lụa là, nếm đủ các thứ cao lương mỹ vị, của ngon vật lạ trong cuộc đời.
Thái tử còn là một con người có tư chất thông minh, tráng dũng, có một thân hình thật hoàn hảo. Càng lớn thái tử càng tỏ ra là một con người văn võ song toàn, có phẩm hạnh cao quý, được mọi người kính mến, thương yêu. Thái tử luôn luôn biết cảm thông và chia sẽ với mọi người, tôn trọng tất cả mọi người, cho đến cả loài vật thái tử cũng rất mực quý trọng và thương yêu, chăm sóc chu đáo.
Với tấm lòng ưu thời mẫn thế, với trái tim nhạy cảm và với con mắt tinh tường, thái tử sớm tỏ ra không hài lòng với cuộc sống hiện tại, luôn trăn trở, ưu tư về hiện thực của cuộc sống, muốn thoát ra ngoài vòng ràng buộc, hệ lụy của kiếp người và muốn giúp mọi người vơi bớt nỗi ưu phiền, khổ não trong cuộc sống.
Sớm nhận thấy tâm tư của con mình, vì muốn thái tử kế thừa vương vị, muốn thái tử trở thành một vị vua cai trị đất nước, hùng bá thiên hạ, làm rạng rỡ tổ tông, nên vua cha Tịnh Phạn tìm đủ mọi cách để giữ chân thái tử. Vua Tịnh Phạn đã cho xây dựng các cung điện nguy nga, tráng lệ, đầy đủ tiện nghi cho thái tử. Lại còn cho các đoàn ca nhi, vũ nữ ngày đêm ca hát, nhảy múa để khỏa lấp nỗi ưu tư trong lòng thái tử. Không dừng lại ở đó, vua cho còn tuyển chọn cho thái tử một người vợ hiền thục, đoan trang, nhan sắc tú lệ, kiều diễm, với mong muốn rằng “sợi tóc mỹ nhân sẽ cột được bước chân của người tráng sĩ”. Không lâu sau khi kết hôn với công chúa Da-du-đà-la, thái tử đã có một hoàng nam khôi ngô, tuấn tú.
Có thể nói rằng, thái tử Tất-đạt-đa có được một cuộc sống hoàn mỹ, nhiều người nằm mơ cũng không có được. Thế nhưng, đối với thái tử, Ngài không cảm thấy vui thú trong đời sống hưởng thụ ấy. Ngài luôn nung nấu ý tưởng lìa bỏ sự xa hoa, từ bỏ vương vị, cát ái từ thân để xuất gia tầm đạo, tìm nguồn hạnh phúc thanh cao, miên viễn. Sau khi được tận mắt chứng kiến những sự thực khổ đau của cuộc sống con người, ý muốn xuất gia tầm đạo càng thôi thúc thái tử hơn. Và cảnh tượng vị tu sĩ trong trang phục giản dị, nét mặt bình thản, khoan thai nhẹ bước giữa dòng người tấp nập, hối hả và đầy lo âu diễn ra trước mắt thái tử đã làm cho ý muốn xuất gia tầm đạo, sống đời ly dục trong thái tử được chín muồi. Và thế là trong đêm thanh vắng, khắp kinh thành đang chìm vào giấc ngủ êm đềm, thái tử đã quyết chí ra đi, Ngài đã lặng thầm từ biệt hoàng gia, từ giã hoàng cung để xuất gia tầm đạo.
Đây quả là một sự từ giã vĩ đại, vô tiền khoáng hậu. Là một con người bình thường, đứng trên đỉnh cao của danh vọng, địa vị và hưởng thụ mọi niềm vui thú của cuộc sống như thế thì không dễ gì từ bỏ được. Vậy mà thái tử đã từ bỏ không một chút hối tiếc, luyến lưu. Chính từ sự từ giã ấy mà sau này thái tử đã trở thành bậc Đại giác ngộ, bậc thầy của trời người và cha lành của mọi loài chúng sanh. Nếu không có sự từ giã ấy thì thái tử Tất-đạt-đa cũng sẽ như bao nhiều vị thái tử khác, mãi vướng vào vòng lợi danh, bị chức quyền và ái tình ràng buộc. Như thế thì làm sao nhân loại có được một con người vĩ đại, làm sao chúng ta biết được phương pháp đúng đắn để tu hành, để cải hóa thân tâm, hoàn thiện nhân cách và làm đẹp cuộc đời.
Có người bảo rằng, thái tử xuất gia như thế là bất hiếu, là phụ tình. Chúng ta thử suy ngẫm lại xem. Nếu thái tử không xuất gia, không biết gạn lọc thân tâm, thiếu trí tuệ và từ bi, thương yêu người khác với tâm vị kỷ, tâm chiếm hữu thì liệu thái tử có thật sự có được niềm hạnh phúc đích thực không, và liệu những người xung quanh thái tử có hạnh phúc được không khi phải nghe những lời nói chua cay, những lời nói sai sự thật từ thái tử, phải tận mắt chứng kiến những việc làm sai trái, khiếm nhã của thái tử… Giữa một người ra đi để rồi đem lại hạnh phúc, an vui cho tự thân, cho mọi người và một người ở lại để nếm mùi khổ đau và gieo rắc khổ đau, tại họa cho người khác thì bạn sẽ đánh giá như thế nào? Chắc là bạn đủ sáng suốt để có cách nhìn nhận thấu tình đạt lý trong tình huống này. Như thế thì không thể cho rằng sự xuất gia của thái tử Tất-đạt-đa và cũng như của các vị tu sĩ là bất hiếu, phụ tình được. Họ là những người vượt trội giữa dòng đời. Họ không muốn đau khổ và không muốn làm cho người khác đau khổ. Vì muốn đền đáp ân tình một cách trọn vẹn, họ đã mạnh dạn từ bỏ lối sống hưởng thụ, dứt bỏ những sợi dây rằng buộc của lợi danh, ái tình, hướng đến một đời sống đạm bạc mà thanh cao, trọn đời phụng sự cho mọi người, cho cuộc đời, đem đến cho mọi người niềm an vui đích thực, bền lâu. Những con người làm được những việc khó làm, sống xã kỷ vị tha như vậy thì có đáng để phán họ là bất hiếu, phụ tình hay không?
Nói như thế không có nghĩa là những ai đã là người xuất gia, cát ái từ thân thì không cần trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản thân nữa. Những người xuất gia có thể vui với con đường mình đã chọn, có thể tự hào vì mình được đứng vào trong hàng ngũ xuất gia. Tuy nhiên, không nên vì thế mà tự mãn, không nên vì được mọi người cung phụng mà bỏ quên chí nguyện, đi sai với lý tưởng sống lúc ban đầu của mình. Càng được mọi người kính mến thì người xuất gia càng phải cố gắng hơn nữa, phải hoàn thiện hơn nữa để không phụ lòng tin tưởng, mong đợi của mọi người, không thẹn với chính mình và không hổ danh là người đệ tử của Phật.
Minh Nguyên
Thái tử còn là một con người có tư chất thông minh, tráng dũng, có một thân hình thật hoàn hảo. Càng lớn thái tử càng tỏ ra là một con người văn võ song toàn, có phẩm hạnh cao quý, được mọi người kính mến, thương yêu. Thái tử luôn luôn biết cảm thông và chia sẽ với mọi người, tôn trọng tất cả mọi người, cho đến cả loài vật thái tử cũng rất mực quý trọng và thương yêu, chăm sóc chu đáo.
Với tấm lòng ưu thời mẫn thế, với trái tim nhạy cảm và với con mắt tinh tường, thái tử sớm tỏ ra không hài lòng với cuộc sống hiện tại, luôn trăn trở, ưu tư về hiện thực của cuộc sống, muốn thoát ra ngoài vòng ràng buộc, hệ lụy của kiếp người và muốn giúp mọi người vơi bớt nỗi ưu phiền, khổ não trong cuộc sống.
Sớm nhận thấy tâm tư của con mình, vì muốn thái tử kế thừa vương vị, muốn thái tử trở thành một vị vua cai trị đất nước, hùng bá thiên hạ, làm rạng rỡ tổ tông, nên vua cha Tịnh Phạn tìm đủ mọi cách để giữ chân thái tử. Vua Tịnh Phạn đã cho xây dựng các cung điện nguy nga, tráng lệ, đầy đủ tiện nghi cho thái tử. Lại còn cho các đoàn ca nhi, vũ nữ ngày đêm ca hát, nhảy múa để khỏa lấp nỗi ưu tư trong lòng thái tử. Không dừng lại ở đó, vua cho còn tuyển chọn cho thái tử một người vợ hiền thục, đoan trang, nhan sắc tú lệ, kiều diễm, với mong muốn rằng “sợi tóc mỹ nhân sẽ cột được bước chân của người tráng sĩ”. Không lâu sau khi kết hôn với công chúa Da-du-đà-la, thái tử đã có một hoàng nam khôi ngô, tuấn tú.
Có thể nói rằng, thái tử Tất-đạt-đa có được một cuộc sống hoàn mỹ, nhiều người nằm mơ cũng không có được. Thế nhưng, đối với thái tử, Ngài không cảm thấy vui thú trong đời sống hưởng thụ ấy. Ngài luôn nung nấu ý tưởng lìa bỏ sự xa hoa, từ bỏ vương vị, cát ái từ thân để xuất gia tầm đạo, tìm nguồn hạnh phúc thanh cao, miên viễn. Sau khi được tận mắt chứng kiến những sự thực khổ đau của cuộc sống con người, ý muốn xuất gia tầm đạo càng thôi thúc thái tử hơn. Và cảnh tượng vị tu sĩ trong trang phục giản dị, nét mặt bình thản, khoan thai nhẹ bước giữa dòng người tấp nập, hối hả và đầy lo âu diễn ra trước mắt thái tử đã làm cho ý muốn xuất gia tầm đạo, sống đời ly dục trong thái tử được chín muồi. Và thế là trong đêm thanh vắng, khắp kinh thành đang chìm vào giấc ngủ êm đềm, thái tử đã quyết chí ra đi, Ngài đã lặng thầm từ biệt hoàng gia, từ giã hoàng cung để xuất gia tầm đạo.
Đây quả là một sự từ giã vĩ đại, vô tiền khoáng hậu. Là một con người bình thường, đứng trên đỉnh cao của danh vọng, địa vị và hưởng thụ mọi niềm vui thú của cuộc sống như thế thì không dễ gì từ bỏ được. Vậy mà thái tử đã từ bỏ không một chút hối tiếc, luyến lưu. Chính từ sự từ giã ấy mà sau này thái tử đã trở thành bậc Đại giác ngộ, bậc thầy của trời người và cha lành của mọi loài chúng sanh. Nếu không có sự từ giã ấy thì thái tử Tất-đạt-đa cũng sẽ như bao nhiều vị thái tử khác, mãi vướng vào vòng lợi danh, bị chức quyền và ái tình ràng buộc. Như thế thì làm sao nhân loại có được một con người vĩ đại, làm sao chúng ta biết được phương pháp đúng đắn để tu hành, để cải hóa thân tâm, hoàn thiện nhân cách và làm đẹp cuộc đời.
Có người bảo rằng, thái tử xuất gia như thế là bất hiếu, là phụ tình. Chúng ta thử suy ngẫm lại xem. Nếu thái tử không xuất gia, không biết gạn lọc thân tâm, thiếu trí tuệ và từ bi, thương yêu người khác với tâm vị kỷ, tâm chiếm hữu thì liệu thái tử có thật sự có được niềm hạnh phúc đích thực không, và liệu những người xung quanh thái tử có hạnh phúc được không khi phải nghe những lời nói chua cay, những lời nói sai sự thật từ thái tử, phải tận mắt chứng kiến những việc làm sai trái, khiếm nhã của thái tử… Giữa một người ra đi để rồi đem lại hạnh phúc, an vui cho tự thân, cho mọi người và một người ở lại để nếm mùi khổ đau và gieo rắc khổ đau, tại họa cho người khác thì bạn sẽ đánh giá như thế nào? Chắc là bạn đủ sáng suốt để có cách nhìn nhận thấu tình đạt lý trong tình huống này. Như thế thì không thể cho rằng sự xuất gia của thái tử Tất-đạt-đa và cũng như của các vị tu sĩ là bất hiếu, phụ tình được. Họ là những người vượt trội giữa dòng đời. Họ không muốn đau khổ và không muốn làm cho người khác đau khổ. Vì muốn đền đáp ân tình một cách trọn vẹn, họ đã mạnh dạn từ bỏ lối sống hưởng thụ, dứt bỏ những sợi dây rằng buộc của lợi danh, ái tình, hướng đến một đời sống đạm bạc mà thanh cao, trọn đời phụng sự cho mọi người, cho cuộc đời, đem đến cho mọi người niềm an vui đích thực, bền lâu. Những con người làm được những việc khó làm, sống xã kỷ vị tha như vậy thì có đáng để phán họ là bất hiếu, phụ tình hay không?
Nói như thế không có nghĩa là những ai đã là người xuất gia, cát ái từ thân thì không cần trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản thân nữa. Những người xuất gia có thể vui với con đường mình đã chọn, có thể tự hào vì mình được đứng vào trong hàng ngũ xuất gia. Tuy nhiên, không nên vì thế mà tự mãn, không nên vì được mọi người cung phụng mà bỏ quên chí nguyện, đi sai với lý tưởng sống lúc ban đầu của mình. Càng được mọi người kính mến thì người xuất gia càng phải cố gắng hơn nữa, phải hoàn thiện hơn nữa để không phụ lòng tin tưởng, mong đợi của mọi người, không thẹn với chính mình và không hổ danh là người đệ tử của Phật.
Minh Nguyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét