Trong kinh Pháp Cú đức Phật có dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác…”. Tâm là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến hành động, chi phối đến nhân cách của con người. Tâm ấy làm cho con người trở nên cao quí và cũng chính nó có thể khiến cho con người trở nên thấp hèn. Tuy nhiên, tâm ấy không phải do một năng lực siêu nhiên nào tạo ra hay là qui định sẵn mà nó do chính bản thân mỗi người tự làm chủ, tự tạo ra nó. Thấy được tầm quan trọng của tâm thức và muốn giúp mọi người chuyển hóa được tâm thức của mình, muốn giúp mọi người vượt lên trên những tâm niệm hẹp hòi, ích kỷ, bất thiện để sống bằng lòng bao dung, nhân ái, vị tha, muốn đưa mọi người đi trên con đường chơn chánh để đến với Chân-Thiện-Mỹ, đến với niềm ai vui, hạnh phúc đích thực nên đức Phật đã dạy pháp Từ Bi. Vậy, Từ Bi là gì?
Từ Bi là âm Hán Việt, nó là một từ ghép của Từ và Bi. Để hiểu rõ về ý nghĩa của Từ Bi, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về ý nghĩa của Từ và Bi.
Từ được hiểu là lòng thương yêu đối với tất cả mọi loài chúng sanh. Người có lòng Từ là người thành thật mong cho chúng sanh đều được sống trong an lành, hạnh phúc và có khả năng hiến tặng hạnh phúc, hiến tặng niềm vui cho họ. Như vậy, tâm Từ gồm có ước muốn và khả năng đem đến an vui, hạnh phúc cho chúng sanh.
Tâm Từ là lòng thương yêu không điều kiện, không phân biệt, nó phát khởi một cách tự nhiên, không hề có sự gượng ép hay vì một mục đích vụ lợi nào cả. Do đó, tâm từ không phải là lòng thương yêu thiên về luyến ái, thiên vị, không phân biệt thân sơ, thù bạn. Tâm Từ không hẳn là tình cảm giữa những người cùng huyết thống, cùng dòng tộc, cũng không phải là tình bạn, tình đống chí, tình đồng hương hay tình đồng đạo, ... Trong thực tế, người ta đã nhân danh những thứ tình cảm này để tạo ra không biết bao nhiêu cuộc xung đột đẩm máu, không biết bao nhiêu sự tang thương, đau khổ tột cùng, đấy là những cuộc thánh chiến, những cuộc xâm lăng để mở mang bờ cõi, những cuộc nội chiến gây ra cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Và cũng chưa phải là tình huynh đệ rộng khắp giữa người với người theo kiểu “tứ hải giai huynh đệ”. Tâm từ êm dịu vượt lên trên những thứ tình cảm đó, bao trùm hết thảy chúng sang và lan sang cả cỏ cây. Như ánh trăng chiếu sáng khắp vạn vật, tâm Từ vô lượng thương yêu tất cả mọi loài, bình đẳng, không phân biệt.
Người có tâm từ thì luôn muốn người khác được hạnh phúc, vì “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc”. Tình thương xuất phát từ Từ tâm là tình thương không hạn định, không hệ lụy, nó vừa đem đến hạnh phúc cho người, vừa đem đến an vui cho mình, cả người thương và người nhận tình thương đều có sự tự do trong tình thương yêu ấy chứ không hề bị trói buộc.
Kẻ thù trực tiếp của tâm Từ là lòng thù ghét, oán hận và ác ý. Tâm Từ và lòng thù hận không thể cùng tồn tại, chúng như ánh sáng và bóng tối, khi cái này có mặt thì cái kia bị đẩy lùi. Trong kinh Pháp Cú đức Phật có dạy: “Sân hận diệt hận thù, đời này không thể được, Từ Bi diệt hận thù, ấy là định luật ngàn thu”. Tâm Từ không những dập tắt được lòng sân hận mà còn có khả năng ngăn chặn những tâm bất thiện trong lòng mình và làm phát khởi thiện tâm nơi người khác. Ví dụ, khi mình bị người khác bày mưu làm hại, mình đã không hận họ mà còn giúp đỡ họ khi họ lâm vào bước đường cùng. Chính điều này đã làm cho người đó cảm thấy hỗ thẹn, ăn năn và biết phục thiện.
Kẻ thù gián tiếp của tâm Từ là lòng thương yêu vị kỷ, lòng luyến ái đặc biệt đối với một ai đó. Kẻ thù này khá tế nhị và cũng rất nguy hiểm, nó làm cho người thương và người được thương phải khổ đau, phiền muộn. Dẫu biết rằng thế gian không thể tồn tại nếu không có tình thương yêu, luyến ái. Tuy nhiên, sự ích kỷ, hẹp hòi trong tình cảm đó là nguyên nhân của bao đau khổ. Cho nên, là người học theo hạnh Từ Bi của đức Phật, chúng ta phải cố gắng chuyển đổi dần dần tính ích kỷ ấy trong tình cảm của mình để ít gây đau khổ cho mình và người hơn.
Còn Bi có nghĩa là gì? Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của người khác, là dòng nước tịnh làm dịu mát lòng người đau khổ. Đặc tính của Bi là ý muốn giúp đỡ người khác thoát khỏi khổ đau và có khả năng làm vơi đi khổ đau của người khác, vì “Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ”. Người có tâm Bi không chỉ sống cho riêng mình mà còn vì người khác. Đôi khi, vì để cứu người thoát khỏi cơn nguy biến, vì để xoa dịu, hàn gắn nổi đau của người khác, họ không ngại gian nan, thậm chí họ không màng đến cả tánh mạng của bản thân. Cũng như tâm Từ vô lượng, tâm Bi là lòng thương yêu không phân biệt, không điều kiện. Tuy nhiên, đối tượng mà người có tâm Bi thường hướng đến là những người đau khổ, bất hạnh, những người lầm đường, lạc lối,… Song, chúng ta cũng nên nhớ rằng, thương yêu bằng tâm Bi không có nghĩa là những lời nói suông, không phải là những giọt nước mắt thương hại, mà nó được thể hiện bằng những hành động thiết thực, tích cực, bằng quyết tâm cao để cứu khổ, ban vui cho mọi người, là sự tìm hiểu, lắng nghe để hiểu được những nổi khổ của chúng sanh và tìm biện pháp hữu hiệu nhất để đưa chúng sanh ra khỏi khổ đau.
Như vậy, Từ Bi không đơn thuần là một đức tính, dù đó là đức tính từ tâm, cũng không phải là một thứ xúc cảm. Từ bi cũng không phải là một thứ tình cảm thụ động làm ta trở nên ủy mị, yếu đuối trước khổ đau của chúng sinh, cũng không hẳn là một khuynh hướng tinh thần muốn chia bớt và nhận chịu khổ đau của kẻ khác.
Từ Bi trong Phật giáo là khả năng ý thức được rằng, tất cả mọi loài đều đang chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được thoát khổ thì Từ Bi chính là ước vọng mãnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
Vì thế Từ Bi không có nghĩa đơn giản là xót thương kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực thúc đẩy ta hành động trong mục đích loại trừ mọi hình thái của khổ đau và mọi mần mống của khổ đau.
Nếu xưa kia thái tử Tất-đạt-đa không có Từ Bi thì chưa hẳn đã thành Phật, cả đạo Phật cũng không có và cũng chẳng có Tăng đoàn. Vì sao vậy, vì chính Phật là Từ Bi, chính Phật lại giảng cho ta Đạo Pháp của Từ Bi và Tăng đoàn đứng ra duy trì Đạo Pháp. Từ Bi chính là hiện thân của Tam bảo. Có thể nói Từ Bi chính là sự Giác ngộ vậy.
Từ Bi trong Đạo Phật cao cả lắm. Từ Bi là một sức mạnh thiêng liêng, siêu việt. Từ Bi là hai trong bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm), đó là Từ, Bi, Hỷ, và Xả. Hỷ là tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những điều lành của chúng sinh ; Xả là buông bỏ tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh, không chấp thủ, không vướng mắc.
Ở đây chỉ nói đến Từ Bi, nhưng thực ra trong Từ Bi đã có chất liệu của Hỷ, Xả. Và trong Từ Bi đã có chất liệu của Trí Tuệ. Từ Bi và Hỷ Xả, cũng như Từ Bi và Trí Tuệ, chúng có sự tác động hỗ tương với nhau, vừa là nhân vừa là quả của nhau. Nếu không có Từ Bi thì làm sao dễ dàng vui mừng trước những thành tựu của kẻ khác, bởi con người ta thường có tánh đố kỵ, ganh ghét. Nếu không có Từ Bi thì đâu dễ tha thứ, khoan dung cho lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Ngược lại, nếu không biết vui với niềm hành phúc của người khác, không tha thứ cho lỗi lầm của họ thì làm sao có lòng thương yêu họ, giúp đỡ họ. Và đối với Trí tuệ cũng vậy, Trí Tuệ giúp cho chúng ta biết thương yêu đúng cách, không làm cho mình và người mất tự do, bị vướng lụy trong tình thương ấy; và nhờ có thương yêu đích thực, không luyến ái, không hệ lụy nên mới đủ tỉnh táo, đủ sáng suốt để sống, để tu tập. Cổ nhân có câu rằng, trí không bi là trí thông minh điêu xảo, bi không trí chỉ là bi lụy mà thôi.
Phật giáo Đại thừa thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng Từ bi và thế nào là một cái nhìn đúng đắn. “Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người đang cầm gậy đánh ta”. Nếu ta biết kết tội sự nóng giận đang giày vò người cầm gậy, tức là ta đã có lòng Từ Bi đối với họ. Ta biết chính hận thù và giận dữ đang tàn phá họ và làm cho họ khổ đau. Lòng Từ Bi bảo ta phải giúp họ trút bỏ sự giận dữ và hận thù trong lòng họ và quên đi những đau đớn của ta.
Đấy là một cái nhìn đúng đắn, cái nhìn của một người con Phật. Từ bi là như thế, không phải đơn giản là một thứ tình cảm xót thương.
Trí tuệ và Từ Bi có mối tương quan rất mật thiết với nhau. Từ bi là mảnh đất duy nhất mà ta có thể đem gieo hạt giống của Trí tuệ, vì Trí tuệ chỉ có thể nẩy mầm và lớn lên trong mảnh đất của Từ bi. Từ bi là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ xử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì Trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.
Từ bi là điều kiện không thể thiếu sót của Trí tuệ. Từ bi - Trí tuệ luôn luôn đi đôi với nhau, gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Từ Bi, hay nói một cách mộc mạc, gần gủi hơn ấy là tình thương yêu, là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tu tập, chuyển hóa tâm thức.
Để có được tình thương yêu, mỗi chúng ta cần phải từ bỏ thói ích kỷ. Phần lớn tình thương yêu của con người là đều có xu hướng vị kỷ: Người vợ thương yêu chồng, nhưng thật ra ẩn chứa bên trong tình thương mà người vợ dành cho chồng ấy là tình cảm của người vợ đối với chính bản thân mình. Cha mẹ thương yêu con cái, nhưng sở dĩ cha mẹ thương yêu con là vì cha mẹ thương yêu bản thân họ. Con người tôn sùng thượng đế, nhưng thực ra họ tôn sùng thượng đế là vì họ lo cho bản thân họ. Chúng ta thương yêu người khác, nhưng sự thật thì chúng ta thương yêu người khác là vì chúng ta muốn được người khác thương yêu mình. Cuộc đối thoại giữa Mạt Lợi phu nhân và vua Ba-tư-nặc khi trả lời câu hỏi của vua rằng: “Nàng thương yêu ai nhất?” là một minh chứng xác thực nhất cho tình cảm vị kỷ này.
Tình thương yêu theo đạo Phật không phải là cảm xúc đơn thuần mà cũng không phải là ích kỷ. Đấy là tình thương yêu được biểu lộ từ nội tâm thanh tịnh sau khi đã diệt trừ hết những căm hờn, ghen ghét, tàn bạo, thù địch và oán hận ở trong lòng. Theo đức Phật, Từ Bi, hay tình thương yêu là phương pháp hiệu quả nhất để duy trì sự an tịnh trong tâm hồn và để gột rửa những tâm hồn đã bị uế nhiễm.
Con người nên tập thương yêu với tình thương không vị kỷ để duy trì sự bình an đích thực và để tự cứu lấy chính mình. Chúng ta thường bị pha trộn giữa tình thương vị kỷ và tình thương không vị kỷ trong các mối quan hệ giữa người với người. Chẳng hạn, trong khi cha mẹ hy sinh rất nhiều cho con cái, thì họ cũng thường hy vọng một vài thứ gì đó được con cái đáp trả lại.
Tình thương yêu rộng lớn hay là tâm Từ Bi, là thứ tình cảm thuộc cấp độ cao hơn so với những tình cảm ở trên. Tình thương yêu vô bờ bến này là đức hạnh cao quý mà những bậc giác ngộ đã thể hiện. Chẳng hạn như đức Phật Thích Ca, Ngài đã quyết chí từ bỏ ngôi vua, từ giả gia đình và gạt bỏ những thú vui thường tình để lên đường tìm chân lý nhằm cứu chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Để đạt được sự giái ngộ, Ngài đã phải chiến đấu với vô số quân thù, phải vật lộn với muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Nếu là một chúng sanh bình thường thì có lẽ đã bị quị ngã, nhưng đức Phật thì không. Chính vì lẽ đó mà đức Phật được tôn xưng là bậc Đại Từ Bi. Tình thương yêu bao la của đức Phật không chỉ dành cho loài người mà còn trải rộng đến muôn loài chúng sanh. Còn có một hình tượng cũng rất sinh động, là hiện thân của tình thương yêu vô bờ bến, đấy là Bồ-tát Quán Thế Âm, Ngài luôn lắng tai nghe những tiếng khổ của chúng sanh, an ủi, sẽ chia và dang rộng vòng tay cứu độ hết thảy chúng sanh đang chìm trong khổ lụy. Ngài được người đời tôn xưng là “Mẹ hiền Quán Thế Âm”.
Tình thương ấy không phải là một thứ xúc cảm hay là tình thương vị kỷ, mà là tình thương không biên giới, không phân biệt. Không giống với những thư tình cảm khác, tình thương rộng lớn này sẽ không bao giờ bị chấm dứt bởi nỗi thất vọng hay là sự chán ngán, vì nó không hề mong cầu sự đền đáp. Nó làm cho con người nhiều niềm hạnh phúc hơn và hài lòng hơn.
Để nuôi dưỡng tình thương yêu, để tình thương yêu được lớn dần lên thì chúng ta phải luôn tư duy sâu sắc về những điều xấu xa của sự ghen ghét, và những ích lợi của sự không ghen ghét. Phải tập mở rộng lòng thương yêu dần dần, từ thân đến sơ, từ bạn đến thù, từ gần đến xa.
Quả thực không ai ưa thích sự căm hờn. Sự căm hờn là một hình thức xấu của tình cảm, nó làm cho chúng ta càng ngày càng lún sâu vào nơi tăm tối, làm chúng ta thiếu đi sự sáng suốt. Sự căm hờn trói buộc con người, còn thương yêu làm cho con người được thanh thản. Căm hờn bóp nghẹt con người, còn thương yêu đem đến cho con người sự tự do. Căm hờn đưa đến dằn vặt, còn thương yêu đem lại bình yên. Căm hờn làm mất bình tĩnh, thương yêu làm cho con người được bình tĩnh. Căm hờn dẫn đến chia rẻ, thương yêu đem lại sự hòa hợp. Căm hờn là thô bạo, thương yêu là dịu dàng. Căm hờn là chống đối, thương yêu thì giúp đỡ.
Lòng căm hờn có những ảnh hưởng xấu, còn tình thương yêu đem đến nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng ta hãy cố gắng nuôi dưỡng cho tình thương yêu trong ta thêm lớn mạnh.
Để khép lại phần trình bày này, chúng tôi xin dẫn ra đây lời dạy của đức Phật về bản chất của Từ Bi trong Kinh từ bi:‘Như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình trong lúc nguy kịch nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, hãy để cho cậu ta tu tập tâm thương yêu vô bờ bến đối với tất cả chúng sanh, hãy để những ý tưởng của tình thương yêu không biên giới nơi cậu ta được tỏa khắp cả thế giới, phía trên, phía dưới, và cả bốn phương, không một chút ngăn ngại, vắng bặt sự căm hờn và tuyệt nhiên không có sự thù địch’.
- Minh Nguyên -
Từ Bi là âm Hán Việt, nó là một từ ghép của Từ và Bi. Để hiểu rõ về ý nghĩa của Từ Bi, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về ý nghĩa của Từ và Bi.
Từ được hiểu là lòng thương yêu đối với tất cả mọi loài chúng sanh. Người có lòng Từ là người thành thật mong cho chúng sanh đều được sống trong an lành, hạnh phúc và có khả năng hiến tặng hạnh phúc, hiến tặng niềm vui cho họ. Như vậy, tâm Từ gồm có ước muốn và khả năng đem đến an vui, hạnh phúc cho chúng sanh.
Tâm Từ là lòng thương yêu không điều kiện, không phân biệt, nó phát khởi một cách tự nhiên, không hề có sự gượng ép hay vì một mục đích vụ lợi nào cả. Do đó, tâm từ không phải là lòng thương yêu thiên về luyến ái, thiên vị, không phân biệt thân sơ, thù bạn. Tâm Từ không hẳn là tình cảm giữa những người cùng huyết thống, cùng dòng tộc, cũng không phải là tình bạn, tình đống chí, tình đồng hương hay tình đồng đạo, ... Trong thực tế, người ta đã nhân danh những thứ tình cảm này để tạo ra không biết bao nhiêu cuộc xung đột đẩm máu, không biết bao nhiêu sự tang thương, đau khổ tột cùng, đấy là những cuộc thánh chiến, những cuộc xâm lăng để mở mang bờ cõi, những cuộc nội chiến gây ra cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Và cũng chưa phải là tình huynh đệ rộng khắp giữa người với người theo kiểu “tứ hải giai huynh đệ”. Tâm từ êm dịu vượt lên trên những thứ tình cảm đó, bao trùm hết thảy chúng sang và lan sang cả cỏ cây. Như ánh trăng chiếu sáng khắp vạn vật, tâm Từ vô lượng thương yêu tất cả mọi loài, bình đẳng, không phân biệt.
Người có tâm từ thì luôn muốn người khác được hạnh phúc, vì “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc”. Tình thương xuất phát từ Từ tâm là tình thương không hạn định, không hệ lụy, nó vừa đem đến hạnh phúc cho người, vừa đem đến an vui cho mình, cả người thương và người nhận tình thương đều có sự tự do trong tình thương yêu ấy chứ không hề bị trói buộc.
Kẻ thù trực tiếp của tâm Từ là lòng thù ghét, oán hận và ác ý. Tâm Từ và lòng thù hận không thể cùng tồn tại, chúng như ánh sáng và bóng tối, khi cái này có mặt thì cái kia bị đẩy lùi. Trong kinh Pháp Cú đức Phật có dạy: “Sân hận diệt hận thù, đời này không thể được, Từ Bi diệt hận thù, ấy là định luật ngàn thu”. Tâm Từ không những dập tắt được lòng sân hận mà còn có khả năng ngăn chặn những tâm bất thiện trong lòng mình và làm phát khởi thiện tâm nơi người khác. Ví dụ, khi mình bị người khác bày mưu làm hại, mình đã không hận họ mà còn giúp đỡ họ khi họ lâm vào bước đường cùng. Chính điều này đã làm cho người đó cảm thấy hỗ thẹn, ăn năn và biết phục thiện.
Kẻ thù gián tiếp của tâm Từ là lòng thương yêu vị kỷ, lòng luyến ái đặc biệt đối với một ai đó. Kẻ thù này khá tế nhị và cũng rất nguy hiểm, nó làm cho người thương và người được thương phải khổ đau, phiền muộn. Dẫu biết rằng thế gian không thể tồn tại nếu không có tình thương yêu, luyến ái. Tuy nhiên, sự ích kỷ, hẹp hòi trong tình cảm đó là nguyên nhân của bao đau khổ. Cho nên, là người học theo hạnh Từ Bi của đức Phật, chúng ta phải cố gắng chuyển đổi dần dần tính ích kỷ ấy trong tình cảm của mình để ít gây đau khổ cho mình và người hơn.
Còn Bi có nghĩa là gì? Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của người khác, là dòng nước tịnh làm dịu mát lòng người đau khổ. Đặc tính của Bi là ý muốn giúp đỡ người khác thoát khỏi khổ đau và có khả năng làm vơi đi khổ đau của người khác, vì “Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ”. Người có tâm Bi không chỉ sống cho riêng mình mà còn vì người khác. Đôi khi, vì để cứu người thoát khỏi cơn nguy biến, vì để xoa dịu, hàn gắn nổi đau của người khác, họ không ngại gian nan, thậm chí họ không màng đến cả tánh mạng của bản thân. Cũng như tâm Từ vô lượng, tâm Bi là lòng thương yêu không phân biệt, không điều kiện. Tuy nhiên, đối tượng mà người có tâm Bi thường hướng đến là những người đau khổ, bất hạnh, những người lầm đường, lạc lối,… Song, chúng ta cũng nên nhớ rằng, thương yêu bằng tâm Bi không có nghĩa là những lời nói suông, không phải là những giọt nước mắt thương hại, mà nó được thể hiện bằng những hành động thiết thực, tích cực, bằng quyết tâm cao để cứu khổ, ban vui cho mọi người, là sự tìm hiểu, lắng nghe để hiểu được những nổi khổ của chúng sanh và tìm biện pháp hữu hiệu nhất để đưa chúng sanh ra khỏi khổ đau.
Như vậy, Từ Bi không đơn thuần là một đức tính, dù đó là đức tính từ tâm, cũng không phải là một thứ xúc cảm. Từ bi cũng không phải là một thứ tình cảm thụ động làm ta trở nên ủy mị, yếu đuối trước khổ đau của chúng sinh, cũng không hẳn là một khuynh hướng tinh thần muốn chia bớt và nhận chịu khổ đau của kẻ khác.
Từ Bi trong Phật giáo là khả năng ý thức được rằng, tất cả mọi loài đều đang chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được thoát khổ thì Từ Bi chính là ước vọng mãnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
Vì thế Từ Bi không có nghĩa đơn giản là xót thương kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực thúc đẩy ta hành động trong mục đích loại trừ mọi hình thái của khổ đau và mọi mần mống của khổ đau.
Nếu xưa kia thái tử Tất-đạt-đa không có Từ Bi thì chưa hẳn đã thành Phật, cả đạo Phật cũng không có và cũng chẳng có Tăng đoàn. Vì sao vậy, vì chính Phật là Từ Bi, chính Phật lại giảng cho ta Đạo Pháp của Từ Bi và Tăng đoàn đứng ra duy trì Đạo Pháp. Từ Bi chính là hiện thân của Tam bảo. Có thể nói Từ Bi chính là sự Giác ngộ vậy.
Từ Bi trong Đạo Phật cao cả lắm. Từ Bi là một sức mạnh thiêng liêng, siêu việt. Từ Bi là hai trong bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm), đó là Từ, Bi, Hỷ, và Xả. Hỷ là tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những điều lành của chúng sinh ; Xả là buông bỏ tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh, không chấp thủ, không vướng mắc.
Ở đây chỉ nói đến Từ Bi, nhưng thực ra trong Từ Bi đã có chất liệu của Hỷ, Xả. Và trong Từ Bi đã có chất liệu của Trí Tuệ. Từ Bi và Hỷ Xả, cũng như Từ Bi và Trí Tuệ, chúng có sự tác động hỗ tương với nhau, vừa là nhân vừa là quả của nhau. Nếu không có Từ Bi thì làm sao dễ dàng vui mừng trước những thành tựu của kẻ khác, bởi con người ta thường có tánh đố kỵ, ganh ghét. Nếu không có Từ Bi thì đâu dễ tha thứ, khoan dung cho lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Ngược lại, nếu không biết vui với niềm hành phúc của người khác, không tha thứ cho lỗi lầm của họ thì làm sao có lòng thương yêu họ, giúp đỡ họ. Và đối với Trí tuệ cũng vậy, Trí Tuệ giúp cho chúng ta biết thương yêu đúng cách, không làm cho mình và người mất tự do, bị vướng lụy trong tình thương ấy; và nhờ có thương yêu đích thực, không luyến ái, không hệ lụy nên mới đủ tỉnh táo, đủ sáng suốt để sống, để tu tập. Cổ nhân có câu rằng, trí không bi là trí thông minh điêu xảo, bi không trí chỉ là bi lụy mà thôi.
Phật giáo Đại thừa thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng Từ bi và thế nào là một cái nhìn đúng đắn. “Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người đang cầm gậy đánh ta”. Nếu ta biết kết tội sự nóng giận đang giày vò người cầm gậy, tức là ta đã có lòng Từ Bi đối với họ. Ta biết chính hận thù và giận dữ đang tàn phá họ và làm cho họ khổ đau. Lòng Từ Bi bảo ta phải giúp họ trút bỏ sự giận dữ và hận thù trong lòng họ và quên đi những đau đớn của ta.
Đấy là một cái nhìn đúng đắn, cái nhìn của một người con Phật. Từ bi là như thế, không phải đơn giản là một thứ tình cảm xót thương.
Trí tuệ và Từ Bi có mối tương quan rất mật thiết với nhau. Từ bi là mảnh đất duy nhất mà ta có thể đem gieo hạt giống của Trí tuệ, vì Trí tuệ chỉ có thể nẩy mầm và lớn lên trong mảnh đất của Từ bi. Từ bi là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ xử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì Trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.
Từ bi là điều kiện không thể thiếu sót của Trí tuệ. Từ bi - Trí tuệ luôn luôn đi đôi với nhau, gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Từ Bi, hay nói một cách mộc mạc, gần gủi hơn ấy là tình thương yêu, là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tu tập, chuyển hóa tâm thức.
Để có được tình thương yêu, mỗi chúng ta cần phải từ bỏ thói ích kỷ. Phần lớn tình thương yêu của con người là đều có xu hướng vị kỷ: Người vợ thương yêu chồng, nhưng thật ra ẩn chứa bên trong tình thương mà người vợ dành cho chồng ấy là tình cảm của người vợ đối với chính bản thân mình. Cha mẹ thương yêu con cái, nhưng sở dĩ cha mẹ thương yêu con là vì cha mẹ thương yêu bản thân họ. Con người tôn sùng thượng đế, nhưng thực ra họ tôn sùng thượng đế là vì họ lo cho bản thân họ. Chúng ta thương yêu người khác, nhưng sự thật thì chúng ta thương yêu người khác là vì chúng ta muốn được người khác thương yêu mình. Cuộc đối thoại giữa Mạt Lợi phu nhân và vua Ba-tư-nặc khi trả lời câu hỏi của vua rằng: “Nàng thương yêu ai nhất?” là một minh chứng xác thực nhất cho tình cảm vị kỷ này.
Tình thương yêu theo đạo Phật không phải là cảm xúc đơn thuần mà cũng không phải là ích kỷ. Đấy là tình thương yêu được biểu lộ từ nội tâm thanh tịnh sau khi đã diệt trừ hết những căm hờn, ghen ghét, tàn bạo, thù địch và oán hận ở trong lòng. Theo đức Phật, Từ Bi, hay tình thương yêu là phương pháp hiệu quả nhất để duy trì sự an tịnh trong tâm hồn và để gột rửa những tâm hồn đã bị uế nhiễm.
Con người nên tập thương yêu với tình thương không vị kỷ để duy trì sự bình an đích thực và để tự cứu lấy chính mình. Chúng ta thường bị pha trộn giữa tình thương vị kỷ và tình thương không vị kỷ trong các mối quan hệ giữa người với người. Chẳng hạn, trong khi cha mẹ hy sinh rất nhiều cho con cái, thì họ cũng thường hy vọng một vài thứ gì đó được con cái đáp trả lại.
Tình thương yêu rộng lớn hay là tâm Từ Bi, là thứ tình cảm thuộc cấp độ cao hơn so với những tình cảm ở trên. Tình thương yêu vô bờ bến này là đức hạnh cao quý mà những bậc giác ngộ đã thể hiện. Chẳng hạn như đức Phật Thích Ca, Ngài đã quyết chí từ bỏ ngôi vua, từ giả gia đình và gạt bỏ những thú vui thường tình để lên đường tìm chân lý nhằm cứu chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Để đạt được sự giái ngộ, Ngài đã phải chiến đấu với vô số quân thù, phải vật lộn với muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Nếu là một chúng sanh bình thường thì có lẽ đã bị quị ngã, nhưng đức Phật thì không. Chính vì lẽ đó mà đức Phật được tôn xưng là bậc Đại Từ Bi. Tình thương yêu bao la của đức Phật không chỉ dành cho loài người mà còn trải rộng đến muôn loài chúng sanh. Còn có một hình tượng cũng rất sinh động, là hiện thân của tình thương yêu vô bờ bến, đấy là Bồ-tát Quán Thế Âm, Ngài luôn lắng tai nghe những tiếng khổ của chúng sanh, an ủi, sẽ chia và dang rộng vòng tay cứu độ hết thảy chúng sanh đang chìm trong khổ lụy. Ngài được người đời tôn xưng là “Mẹ hiền Quán Thế Âm”.
Tình thương ấy không phải là một thứ xúc cảm hay là tình thương vị kỷ, mà là tình thương không biên giới, không phân biệt. Không giống với những thư tình cảm khác, tình thương rộng lớn này sẽ không bao giờ bị chấm dứt bởi nỗi thất vọng hay là sự chán ngán, vì nó không hề mong cầu sự đền đáp. Nó làm cho con người nhiều niềm hạnh phúc hơn và hài lòng hơn.
Để nuôi dưỡng tình thương yêu, để tình thương yêu được lớn dần lên thì chúng ta phải luôn tư duy sâu sắc về những điều xấu xa của sự ghen ghét, và những ích lợi của sự không ghen ghét. Phải tập mở rộng lòng thương yêu dần dần, từ thân đến sơ, từ bạn đến thù, từ gần đến xa.
Quả thực không ai ưa thích sự căm hờn. Sự căm hờn là một hình thức xấu của tình cảm, nó làm cho chúng ta càng ngày càng lún sâu vào nơi tăm tối, làm chúng ta thiếu đi sự sáng suốt. Sự căm hờn trói buộc con người, còn thương yêu làm cho con người được thanh thản. Căm hờn bóp nghẹt con người, còn thương yêu đem đến cho con người sự tự do. Căm hờn đưa đến dằn vặt, còn thương yêu đem lại bình yên. Căm hờn làm mất bình tĩnh, thương yêu làm cho con người được bình tĩnh. Căm hờn dẫn đến chia rẻ, thương yêu đem lại sự hòa hợp. Căm hờn là thô bạo, thương yêu là dịu dàng. Căm hờn là chống đối, thương yêu thì giúp đỡ.
Lòng căm hờn có những ảnh hưởng xấu, còn tình thương yêu đem đến nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng ta hãy cố gắng nuôi dưỡng cho tình thương yêu trong ta thêm lớn mạnh.
Để khép lại phần trình bày này, chúng tôi xin dẫn ra đây lời dạy của đức Phật về bản chất của Từ Bi trong Kinh từ bi:‘Như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình trong lúc nguy kịch nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, hãy để cho cậu ta tu tập tâm thương yêu vô bờ bến đối với tất cả chúng sanh, hãy để những ý tưởng của tình thương yêu không biên giới nơi cậu ta được tỏa khắp cả thế giới, phía trên, phía dưới, và cả bốn phương, không một chút ngăn ngại, vắng bặt sự căm hờn và tuyệt nhiên không có sự thù địch’.
- Minh Nguyên -
0 nhận xét:
Đăng nhận xét