Con đi trường học, mẹ ...!


Hơn 30 năm! Vâng, hơn 30 năm kể từ khi theo cha về làm dâu xứ ruộng đồng Tân Bình này, mẹ làm việc quần quật suốt ngày, chưa bao giờ được nghỉ ngơi như những gia đình khá giả khác!
Bốn giờ sáng, sau khi chuẩn bị sẵn nồi cơm cho bốn anh em tôi ăn đi học, mẹ theo cha bơi xuồng ra sông chài lưới. Nhiều khi chúng tôi tan học về gặp mẹ vẫn còn đội thau cá trên đầu đi bán dưới trời nắng chang chang.

Nhớ Quê


Thời gian vùn vụt thoi đưa
Tóc xanh điểm bạc, người xưa vẫn chờ
Người đi đi mãi đến giờ
Bao năm vẫn nặng lời thề hôm nao.
Thanh minh – tiếng lòng xôn xao gọi
Bước vui theo khúc hát trở về
Dân mình nghèo nhưng ấm tình quê
Trầu xanh ai têm, nồng cay từng miếng
Gọi mời nhau, tay xiết chặt bàn tay.
Lúng liếng mắt xanh, mớ ba mớ bảy
Thướt tha em trong chiếc nón ba tầm
Khúc hát xa quê, say lòng kẻ nhớ
“Người ơi, người ở đừng về..”

- Thị Hằng -

Mẹ



Nụ cười hiền nheo nheo đôi mắt
Con run run xiết chặt vai gầy
Năm tháng đong đầy
Ngấn lệ
Giọt yêu thương!
Líu ríu chuyện trò không đầu không cuối
Vỗ về con như thủa còn thơ.
Thương người
Xót xa cuộc đời.
Lận đận một góc trời
Liêu xiêu dáng Mẹ
Cô đơn
Vệt thời gian!


- Thị Hằng -

Lời Ru Của Mẹ


Khi con mới khóc chào đời
Đã nghe tiếng mẹ ru hời thiết tha
Chứa chan lòng mẹ bao la
Ngọt thơm dòng sữa mặn mà lời ru
Ầu ơ ngọn gió mùa thu,
Cho con yên giấc lời ru miệt mài
Thương con thức suốt đêm dài
Đong đưa cánh võng mẹ hoài bên con.
Lờ ru là cả nước non
Con yêu Tổ quốc, cội nguồn là đây
Qua bao gian khó tháng ngày
Nhọc nhằn nên nỗi vai gầy mẹ ơi.
Xa rời cánh võng vòng nôi
Nay con khôn lớn qua thời ấu thơ
Nhưng từ trong những giấc mơ
Lời ru của mẹ vẫn ầu ơ vọng về….

- Thi Phan -

Mùa thu, những khắc khoải réo gọi


Thắp sáng lên ngọn lửa
bồng bềnh lá vàng rơi
ấp ủ lời réo gọi
chập chùng bóng em về

áo em màu vàng lụa
giữa bốn mùa thay lá
mưa rơi rồi lại nắng
màu áo lại vàng thêm

Có Bi Quan Không Khi Thấy “Đời Là Bể Khổ”

Trong cuộc sống, từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành cho đến ngày nhắm mắt, không ai là chưa từng nếm mùi vị của sự khổ đau. Khổ đau là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, không thể nào phủ nhận được. Sự thật này đã được đức Thế Tôn giảng rõ trong phần Khổ đế của giáo lý Tứ Thánh Đế, một bài giáo lý nền tảng của đạo Phật. Ở đấy đức Phật đã trình bày về nhiều vấn đề khổ đau: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, mong cầu không được là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, ghét nhau mà gặp nhau cũng khổ… Đời là bể khổ. Chính vì vấn đề này mà có một vài người cho rằng: Đạo Phật là đạo bi quan, những người đệ tử của Phật là những người yếm thế. Lời nhận xét này có đúng không?

Tứ nhiếp pháp

I. Dẫn nhập
Thái tử Tất-đạt-đa tuy sống trong nhung lụa, vàng son, sống trong cung điện của bậc vương giả, nhưng lòng thái tử luôn thao thức vì sự thật đau khổ của cuộc đời. Ngài muốn xuất gia để tìm chân lý và cứu khổ cho nhân sinh. Nhưng vì thái tử là bậc tôn quí, là đông cung thái tử nên vua cha đã không chấp thuận chí nguyện của thái tử, và đã trói buộc thái tử bằng sợi dây tình ái. Vì tình thương yêu vô bờ bến luôn trào dâng trong lòng thái tử, và sự xót xa vì chúng sanh đang khổ đau mạnh hơn cả vị ngọt của tình yêu nam nữ nên thái tử đã thảo bỏ được sợi dây ái tình, lên đường tìm đạo, cứu khổ cho muôn loài.

Hương sắc trong tình yêu


Tình yêu là một thứ tình cảm rất đặc biệt ở con người. Trong tình yêu, người này gắn kết với người kia, từ bỏ cái ý thức độc lập của mình và sự tồn tại vì mình một cách cô lập. Tình yêu có một sức mạnh khủng khiếp, nó khiến cho con người bất chấp tất cả, xem nhẹ cả sự sống chết. Đôi khi có những mối tình éo le, ngang trái, thậm chí là vô lý, chính những người trong cuộc cũng nhận thấy điều đó, thế nhưng vẫn không thể nào cưỡng lại được, họ vẫn yêu nhau và tìm mọi cách để được gần nhau.
Tình yêu đem đến hạnh phúc cho con người. Niềm hạnh phúc tràn ngập khi được đắm mình trong tình yêu, khi được nếm mật ngọt của tình yêu. Tình yêu đã tạo nên niềm hứng khởi, làm cho cảm xúc dâng trào, khiến cho cuộc sống ý vị hơn và đáng quý hơn, đáng để sống hơn. Chính vì thế, đã có không ít người dám hy sinh cho tình yêu, cho người mình yêu, đã có không ít tác phẩm nghệ thuật diễn tả tình yêu. Tình yêu đã đem đến cho những người nghệ sĩ cảm hứng và thúc đẩy sự sáng tạo.
Tình yêu luôn là một thứ gì đấy vô cùng bí ẩn, nó vượt ra ngoài khả năng diễn tả của ngôn từ, không thể nào dùng ngôn ngữ để nói lên một cách chính xác và trọn vẹn về nó. Con người chỉ có thể gọi tên và cảm nhận về tình yêu chứ không thể nào cắt nghĩa được tình yêu. Xuân Diệu, một nhà thơ lớn của nước ta đã từng viết:
“Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn tôi bằng nắng nhạt
Bằng mây và gió nhẹ hiu hiu”
Và Xuân Quỳnh, một nữ thi sĩ rất xuất sắc khi viết về tình yêu cũng không tìm được lời giải đáp trước câu hỏi về tình yêu:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?”
Tình yêu có muôn màu muôn vẻ, phức tạp và bí ẩn như thế, nhưng con người vẫn cảm nhận được nó. Tại vì tình yêu nó có những dấu hiệu đặc trưng của nó, đó là:
- Một khi đã yêu ai thì khi gặp được người ấy, trong lòng cảm thấy vui sướng và hạnh phúc vô cùng.
- Khi xa người ấy thì buồn, nhớ và luôn nghĩ về người ấy, muốn được gặp người ấy.
- Luôn muốn giúp đỡ người ấy và muốn đem hạnh phúc đến cho người ấy.
- Và một biểu hiện rất quan trọng, cũng là đầu mối của mọi rắc rối trong tình yêu, đó là muốn người ấy là của riêng mình, thuộc về một mình mình mà thôi.
Khi có mặt những dấu hiệu trên là lúc người ta cảm nhận được rằng, mình đang yêu.
Tình yêu đôi khi che lấp và chiến thắng cả lý trí của con người, nó khiến người ta trở nên không còn đủ sáng suốt nữa, tình trạng đó thường được gọi là “si tình”. Jacques Bénigne Bossuet đã từng nói: “Con tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào hiểu nổi”. Sức mạnh của tình yêu vượt lên trên những lý lẽ thường tình.
Nói như thế không có nghĩa là trong tình yêu mọi người luôn hạnh phúc, trong tình yêu chỉ thuần một hương vị ngọt ngào. Sự thật là trong tình yêu vẫn có vị đắng, vẫn tiềm tàng sự không hạnh phúc. Vị đắng trong tình yêu mà người viết muốn đề cập đến ở đây là lòng vị kỷ dẫn đến hờn giận và ghen tuông. Càng yêu nhau thắm thiết thì lòng vị kỷ càng lớn mạnh và một khi có chuyện không hay xảy ra thì sự ghen tuông càng mãnh liệt. Sự ghen tuông đã dẫn đến đổ vỡ trong tình yêu, hôn nhân gia đình và gây ra những chuyện đau lòng trong xã hội.
Vậy, có cách nào để có thể làm giảm đi vị đắng trong tình yêu, làm cho tình yêu càng ngọt ngào hơn không? Quả thật đây là một vấn đề vô cùng khó. Để có thể tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề này, thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu về bản chất của tình yêu.
Sống trong cuộc đời, mọi người đều có khuynh hướng đi tìm kiếm hạnh phúc. Khuynh hướng này do bản năng hưởng thụ của con người thôi thúc. Tình yêu đem hạnh phúc đến cho con người, cho nên con người luôn khao khát yêu thương và được yêu thương. Nếu một người nào đấy mà không hề thương yêu ai và không được ai thương yêu thì người ấy sẽ đau khổ vô cùng. Suy cho cùng thì sự khao khát yêu thương và được yêu thương là một trong những nhu cầu tinh thần của con người, nhu cầu muốn được hạnh phúc, muốn được cảm thông và chia sẻ. Và nhu cầu vật chất cũng dự phần quan trọng trong đó. Tình yêu chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của nội tiết tố sinh dục. Ở nam có hoóc môn Testosterone, ở nữ thì có hoóc môn Estrogen. Khi đến tuổi trưởng thành, sự hoạt động của những hoóc môn này tạo thành tâm lý đặc biệt để người nam đi tìm người nữ và người nữ chờ đợi người nam, tạo nên sự rung động về nhau, nảy sinh tình cảm với nhau.
Song, tình yêu thường không bền vững. Tính vị kỷ là nguyên nhân chính gây ra mọi sự đổ vỡ trong tình yêu. Khi người kia còn đem đến hạnh phúc cho mình, làm thảo mãn nhu cầu tinh thần và vật chất của mình thì tình yêu còn nồng thắm. Một khi người kia không làm thoả mãn những điều đó thì tình yêu với người kia cũng bị vơi cạn dần.
Một yếu tố khác dẫn đến tính không bền vững trong tình yêu, đó là thiên hướng của mỗi giới. Người nam thì thích chinh phục người nữ, còn người nữ thì dễ bị xiêu lòng. Người nam thì bị chinh phục bởi sắc đẹp của phái nữ. Ngược lại, người nữ thị dễ bị xiêu lòng bởi những lời đường mật của người nam. Cho nên người ta bảo: “Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai” là thế.
Mặt khác, tâm lý thích cái mới và tìm cái mới ở nơi mỗi người cũng có ảnh hưởng đến tình yêu, hôn nhân, khiến cho tình yêu và hôn nhân không được bền vững. Chính sự không chung thủy, ham thích cái mới, tìm cầu cái mới của con người đã dẫn đến sự hờn giận, ghen tuông, làm cho nhiều mối tình bị đổ vỡ, nhiều mái ầm gia đình phải tan tác.
Tuy nhiên, không phải là trong cuộc đời này không có những tình yêu chân thật, cao thượng và bền vững, song rất là hiếm. Chỉ có những người tài đức vẹn toàn mới thực sự yêu nhau và mới tạo nên sự bền vững trong tình yêu và mới thực sự đem lại hạnh phúc cho nhau.
Vì thế, để có được tình yêu bền vững, có được cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc thì tự thân mỗi người phải không ngừng rèn luyện nhân cách của mình, phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, luân lý trong xã hội. Phải chung thủy với “người ấy” của mình. Trong các mối quan hệ giao tiếp, nhất là giao tiếp với những người khác giới, cần phải hết sức thận trọng, phải dè dặt và có sự chính chắn, tránh những tình huống có thể gây hiểu lầm, dẫn đến hờn giận, ghen tuông. Một khi người này có sự nghi ngờ về sự không đứng đắn, thiếu chung thủy của người kia thì cần phải giữ tâm cho bình tĩnh, không được nóng vội và phải tìm hiểu cho rõ sự tình, không nên ghen bóng ghen gió, nói những lời bất nhã dẫn đến sự đổ vỡ tình cảm. Nếu người kia thật sự hoàn toàn trong sáng, mà bị nghi ngờ, ghen bóng ghen gió thì thật là oan uổng! Vẫn biết rằng, trong tình yêu luôn luôn có sự vị kỷ, càng yêu nhau thì càng vị kỷ, càng yêu thì càng ghen, vì yêu nên mới ghen. Nếu như không có tình yêu thì không có ghen tuông. Nhưng cách ghen của người có đạo đức, có hiểu biết nó tế nhị, thanh cao chứ không thô bạo và thâm hiểm như cách ghen của những người thiếu hiểu biết, kém đạo đức.
Một vấn đề không kém phần quan trọng để xây dựng tình yêu và hôn nhân đó là tinh thần trách nhiệm giữa những người trong cuộc với nhau. Mỗi người phải có trách nhiệm với chính bản thân của mình và phải có trách nhiệm với người bạn đời của mình. Vì sao lại phải có trách nhiệm với bản thân của mình? Nếu mình không thương yêu chính mình, sống buông thả, không hoàn thành trách nhiệm của mình, quên đi trách nhiệm, bổn phận của mình đang là một người bạn, người chồng/vợ, người cha/mẹ,…thì thật là nguy hại. Và lẽ đương nhiên là phải có trách nhiệm với người bạn của mình. Nếu một trong hai người sống thiếu trách nhiệm thì mối quan hệ giữa hai người sớm muộn gì cũng xảy ra bất hòa, đổ vỡ. Chính vì thế mà có người đã cho rằng, tình yêu là trách nhiệm.
Sự tôn trọng nhau trong quan hệ yêu đương cũng rất cần thiết, nhiều khi còn phải biết nhường nhịn nhau và chiều chuộng nhau nữa. Làm được như thế thì sẽ ít đụng chạm đến lòng tự ái của nhau và ít hờn giận, bất hòa với nhau hơn.
Để hạn chế bớt những đổ vỡ trong tình yêu, hôn nhân gia đình thì cần phải có sự tìm hiểu kỹ về nhau trước khi quyết định đến với nhau. Phải có đủ thời gian để vun đắp cho tình yêu, để hiểu về người mình yêu, chứ không nên vội vàng, đốt cháy giai đoạn để rồi nhận lãnh một kết cục đau lòng, phải nói lời chia tay: “Anh đi đường anh, em đi đường em, tình nghĩa đôi ta có thế thôi!”
Tình yêu chịu sự tác động của bản năng hưởng thụ, của nội tiết tố sinh dục, nên tự thân nó đã rất mạnh. Nếu lý trí không được sáng suốt, không tỉnh táo thì rất dễ xảy ra những hành vi bất chính, vượt ra ngoài giới hạn cho phép, phá hoại hạnh phúc của người khác và đánh mất nhân phẩm của mình. Cho nên, cẩn phải hạn chế việc sử dụng các chất kích thích làm mất sự cân bằng tâm trí như rượu, bia, hồng phiến,…
Văn hóa phẩm đồi trụy cũng là một nguyên nhân làm cho con người bị kích động mạnh mẽ, không làm chủ được bản năng của mình, đạo đức bị mờ nhạt, dẫn đường cho những tội phạm tình dục. Do vậy, bên cạnh sự kiểm tra, giám sát của các ban ngành chức năng và sự tuân thủ điều lệ của các nhà phân phối sản phẩm, bản thân mỗi người phải nghiêm túc trong đời sống của mình, phải nói không với những thứ văn hóa phẩm đồi trụy ấy. Có như vậy mới hy vọng ngăn chặn và đẩy lùi được những tội phạm về tình dục.
Song, xét cho cùng thì mấu chốt của mọi vấn đề là ở nhân cách của con người. Ở đâu có đạo đức và sự sáng suốt thì ở đó có hạnh phúc. Cho nên, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục để giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, nhằm tao nên một thế hệ trẻ có đủ năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là mần non của quê hương, là chủ nhân tương lai của đất nước. Hy vọng với phẩm chất đạo đức và năng lực của mình, thế hệ trẻ sẽ đem đến cho nhau những hương vị ngọt ngào trong tình yêu, sẽ cùng nhau tạo dựng cuộc hôn nhân hạnh phúc, xây dựng gia đình của mình xứng đáng là những gia đình hạt nhân của xã hội.

- Minh Phú -


Dâng Mẹ


Mẹ ơi! nắng đã tàn trên lá
Chiều xuống nghiêng nghiêng khóm trúc gầy
Lạc lõng chim về dăm cánh nhỏ
Mẹ còn tựa cửa ngắm mây bay
Con biết mẹ từng thương nhớ lắm
Từng tha thiết đợi dậm đường xa
Phương nào biền biệt cha con đó
Để tháng năm về bạc tóc mây
Nhưng người đi mãi đi đi mãi
Con, vợ nào cha có đoái hoài
Mẹ dù gắng gượng nuôi con nhỏ
Mẹ dấu con sao được ngậm ngùi
Lòng con yêu mẹ đau từng bữa
Mẹ đứng lặng nhìn mây trắng bay
Đời như tắt nắng trong hồn mẹ
Môi nở đâu còn sắc thắm tươi
Đàn con chiu chít chưa khôn lớn
Một bữa đầu xuân ủ rủ ngồi
Cạnh chiếc quan tài hăng gỗ mới
Gục dầu cha khóc chuyện chung đôi
Đến nay cha hiểu thì mẹ đã
Mẹ đã nghìn thu cách biệt rồi!
Tuổi còn xanh con mẹ nào đâu tội
Sao bỗng muôn đời chịu cút côi?
Em khát sữa từng đêm đêm gọi
Cha ủ tình thương hát "ạ ơi"
Nhưng giọng u buồn hơi tắt nghẹn
Cha thường lẩm bẩm "Ới mình ơi"

Chuyện cũ ngày xưa sầu những thế
Bây giờ... mẹ hỡi! khổ mười mươi!
Sau một trăm ngày khi mẹ chết
Tục huyền: cha cưới vợ mẹ ơi
Cha bảo "Con cha còn dại lắm
Để dì về dạy dỗ, cơm nuôi ...
Con biết đời con rồi sẽ khổ
(Lạ gì "con cậu với con tôi")
Năm tháng qua dần năm tháng cũ
Lòng sầu thương nhớ mẹ không nguôi
Chiều chiều cha đứng trông về núi
Tìm bóng mẹ sau ánh mặt trời
Cửa nhà chăm sóc đàn em đó
Còn biết ai người gánh một vai ?
Dì con mỗi lúc tình hờ hững
Mà phận con thời dám trách ai
Mẹ ơi đau sót dâng từng bữa
Trên đám đầu xanh trẻ lạc loài!
Thương cha nhớ mẹ lòng con chết
Trong tuổi hoa niên buổi thiếu thời
Hôm nay nhớ mẹ con ngồi viết
Chuyện cũ ngày xưa để ngậm ngùi
Gió lạnh thẩm buồn lời mẹ trối
"Mẹ đi ... con ở ... gắng con ơi"

Tuyết Linh
Source: http://www.nolaviet.com/

Dâng Mẹ



Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương,
Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải,
Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể,
Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.
Gốc mai già xơ xác đã từ lâu,
Chơ vơ đứng giữa đường đời gió lộng.
Dòng sông chảy : ấy đời con trong mộng,
Lững lờ trôi..., trôi mãi đến bao giờ ?
Có những đêm con thiêm thiếp trong mơ,
Con mơ thấy hồn con về thăm mẹ.
Được ấp ủ trong tình thương của mẹ,
Mảnh hồn con ấm dịu biết bao nhiêu ?
Bốn phương trời con tìm kiếm đã nhiều,
Nhưng không có một tình yêu của mẹ.
Vu lan đến cõi lòng con quạnh quẽ,
Bóng người xưa như phảng phất đâu đây.
Một chiều thu lạnh dâng bát cơm đầy,
Tình nghĩa ấy, mẹ ôi ! bao thấm thía.
Phương trời này con ngậm ngùi rơi lệ,
Đức cù lao muôn một trả chưa xong.

Thơ của HT Thích Quảng Độ
Mùa Vu lan Quý mão (1963)

Mẹ


Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngả nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới !

- Đỗ Trung Quân -

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates
Khi sử dụng tài liệu từ blog này, vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn tài liệu. Cảm ơn!