Nét đẹp trong nếp sống ngày tết của người Việt





Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên trong năm, mở đầu cho một năm mới với biết bao niềm tin và hy vọng về những thay đổi tốt lành. Sau một năm tảo tần, vất vả làm ăn, "năm hết tết đến" là dịp để mọi người nghỉ ngơi và sum họp. Tết là một sinh hoạt văn hoá với nhiều ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và cao quý.
Quanh năm suốt tháng, mọi người đều phải lo làm ăn để kiếm sống, có người phải đi làm ăn nơi đất khách quê người. Vì thế, ngày tết là ngày để mọi người được đoàn tụ dưới mái ấm gia đình của mình. Hầu hết mọi người, dù có khó khăn đến đâu cũng quây quần dưới mái ấm của mình để đón tết. Tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau chuẩn bị cho ngày tết. Các mẹ, các chị thì lo việc bếp núc, cổ bàn, còn những người đàn ông, con trai trong gia đình thì lo quét dọn nhà cửa, vườn tược, bàn thờ gia tiên cho trang nghiêm, sạch đẹp. Mỗi người một việc và mọi người đều làm việc trong niềm hân hoan, trịnh trọng.
Mặc dầu ngày nay xã hội đã phát triển, nhiều người rất bận rộn trong công việc, thế nhưng phần lớn các gia đình đều có làm các món thực phẩm truyền thống, những món ăn dân tộc để trước thì cúng tổ tiên, sau là để ông bà, con cháu cùng thưởng thức, cùng ôn lại những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc.
Ngày thường, rất hiếm khi tất cả các thành viên trong gia đình có mặt đông đủ. Chỉ có ngày tết mọi người trong gia đình mới có cơ hội để quây quần bên nhau, cùng ăn cơm với nhau và cùng nhau hàn huyên tâm sự, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Do vậy, ngày tết là ngày của đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình huyết thống của mình. Sự trở về này làm cho mọi người cảm thấy ấm áp tình người, không còn bị lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời. Nó nuôi dưỡng và làm cho tình thương yêu được đơm hoa, kết trái.
Cùng với sự trở về với gia đình huyết thống là sự trở về với gia đình tâm linh. Từ rất xa xưa, người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mân cổ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón tết với con cháu. Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm chất dinh dưỡng, được nuôi lớn không ngừng.
Có một việc làm vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện sự trở về với gia đình tâm linh của người Việt trong ngày tết, đó là việc đến chùa lễ Phật. Ngày đầu năm đi chùa lễ Phật đã trở thành một tập tục của người dân nước ta. Phần lớn người dân Việt dù theo đạo Phật hay không theo đạo Phật đều đến chùa vào ngày đầu năm. Mọi người đến chùa để lễ Phật, để cầu nguyện và hái lộc đầu xuân. Đối với người Việt chúng ta, ngày đầu năm có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến đời sống của bản thân suốt cả một năm. Vì thế mọi người đã tìm đến với chốn thiền, nơi trang nghiêm, thanh tịnh để gột sạch thân tâm. Khi lễ Phật, thân quỳ trước Đức Phật nên thân nghiệp được thanh tịnh, miệng xưng tán danh hiệu Phật và phát lời cầu nguyện chân chính nên khẩu nghiệp được thanh tịnh, tâm ý duyên theo danh hiệu Phật và lời cầu nguyện nên ý nghiệp được thanh tịnh.
Người xưa đã từng dạy: “Kính thầy mới được làm thầy”. Lời dạy này rất là chí lý. Tại vì một khi mình kính trọng ai có nghĩa là mình cảm phục trước những điểm tốt của người đó và mình muốn bản thân mình cũng có những điểm tốt như họ, chính vì thế mình sẽ cố gắng để học theo những điểm tốt ấy và đến một lúc nào đấy thì những điểm tốt của người kia cũng được thành hình ở trong mình. Cho nên nếu chúng ta thường xuyên lễ Phật thì chúng ta sẽ huân tập được những hạt giống đạo đức, chủng tử tốt lành vào trong tàng thức của mình. Thường cung kính bậc đức hạnh thì mai sau ta sẽ trở thành người đức hạnh. Lễ Phật để tỏ lòng kính trọng đấng giác ngộ với trí tuệ và lòng từ bi vĩ đại. Lễ Phật sẽ giúp ta vơi dần tâm kiêu mạn. Lễ Phật là để bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng giác ngộ đã từ bi dạy dỗ cho chúng ta tỉnh giác, chỉ đường cho chúng ta đi đến bến bờ an vui, hạnh phúc. Lễ Phật để nguyện học tập theo công hạnh của Đức Phật. Và lễ Phật cũng là để quay lại với tánh giác của tự tâm, cố gắng nỗ lực tu tập để buông bỏ vọng tưởng và trở về với chân tánh của mình.
Còn cầu nguyện? Ta cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho nghiệp chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, tâm đạo vững bền để tấn tu đạo nghiệp, sớm “xa rời đau khổ chốn trần lao, chóng quay về bờ giác”. Cầu nguyện Tam bảo gia hộ để mình phát được tâm dũng mãnh hành Bồ tát đạo nhằm làm lợi ích cho muôn loài. Như vậy là cầu nguyện để đem lại an lạc cho chính mình và cho mọi người. Nguồn an lạc này xuất phát từ lòng thương yêu nên chân thật, thường hằng. Cầu nguyện như thế không những an vui ngày đầu xuân mà còn trọn năm, trọn đời và cả kiếp vị lai nữa. Nếu lễ Phật và cầu nguyện như vậy thì không có gì là sai lạc cả. Phước đức của việc lễ Phật và cầu nguyện từ đó mà sanh trưởng. Còn nếu lễ Phật và cầu nguyện với mục đích cầu danh lợi cho thỏa lòng tham thì không bao giờ được toại nguyện vì Đức Phật không phải là đấng thần linh có quyền ban phước giáng họa và lòng tham của con người thì không có đáy.
Theo quan điểm của Đạo Phật cầu nguyện là một phương pháp tu tập. Khi cầu nguyện thì tâm ta tập trung vào một điểm duy nhất, dồn sức mạnh của tinh thần để chuyển đổi quan niệm mê lầm, bất thiện trở nên trong sáng và lương thiện. Vì thế cầu nguyện chính là phương pháp phản quan tự kỷ, nhìn lại con người thật của mình, nhìn vào bên trong tâm ý của mình, gạt bỏ bớt những vọng niệm. Đó là một cách an định thân tâm để chuyển hóa tự thân và tha nhân.
Ngày xuân đi chùa ngoài việc lễ Phật và cầu nguyện, mọi người còn có thói quen hái lộc đầu xuân. Người ta hái một nhánh lá, một cành hoa trong vườn chùa với niềm tin là sẽ được may mắn, an lành trong một năm. Như trên chúng ta đã thấy, tịnh tu ba nghiệp, chuyển hoá thân tâm là hạt nhân đưa đến sự an vui, hạnh phúc. Nên việc xin lộc đầu xuân nơi vườn chùa cũng có một ý nghĩa cao siêu, mầu nhiệm, mong sao năm mới có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Như vậy tết là một dịp tốt để mọi người trở về với gia đình tâm linh, sống với đời sống tâm linh của mình. Sự trở về này đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người trong cuộc sống, giúp mọi người tự tin hơn và lac quan hơn trước những biến cố của cuộc đời.
Không những thế, ngày tết còn là dịp nhắc nhở mọi người nhớ đến những vị ân nhân của mình và cũng là để thể hiện lòng biết ơn. Người Việt chúng ta đã nhắc nhở nhau rằng :
“Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”
Qua đây cho chúng ta thấy rằng, người Việt nam rất trọng hiếu đạo. Làm người thị điều quan trọng nhất là phải hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ là người sanh ra ta, giáo dưỡng ta nên người, đã chịu không biết bao nhiêu cay đắng để cho chúng ta có được một cuộc sống ngọt bùi. Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho con. Vì thế, làm con thì phải hiếu thảo với cha mẹ, ngày đầu năm phải thăm viếng cha mẹ, mừng tuổi cha mẹ, phải chăm lo cho cha mẹ để cha mẹ được vui lòng.
Sau cha mẹ là người Thầy. Cha mẹ là người sanh ra ta, còn thầy là người tác thành sự nghiệp cho ta, dạy cho ta biết những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Ân tình của thầy cũng vô cùng sâu nặng. Cho nên làm người thì phải biết đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy. Một trong những cách thức thể hiện lòng biết ơn và đền ơn đối với thầy là phải thăm viếng thầy vào dịp đầu xuân. Người học trò không nhất thiết phải đem mân cao cổ đầy đến cho thầy, chỉ cần đến với thầy bằng tấm chân tình thì dù không có một món quà nào cả cũng đủ làm ấm lòng thầy, đủ làm cho thầy hạnh phúc lắm rồi.
Sự viếng thăm những người thân, những vị ân nhân trong ngày tết là một nghĩa cử cao đẹp.
Và có một điều mà người Việt chúng ta cũng rất chú trọng trong dịp tết, đó là sự thận trọng trong mọi cử chỉ, hành vi của mình. Bởi mọi người nghĩ rằng, những gì diễn ra trong ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của năm đó, cho nên mọi người rất thận trọng trong lời nói, cách ứng xử của mình và trong việc làm của mình. Ngày tết, mọi người kiêng cử những lời gắt gỏng, những hành động, việc làm thô lỗ như chửi mắng, đánh đập,...Dù cho trong năm cũ có những sự hiểu lầm, thù oán hay ganh ghét, đố kỵ nhau thì đến ngày Tết người ta cũng vui vẻ bỏ qua cho nhau, mọi người thường nhắc nhở nhau rằng, "Giận đến chết, ngày Tết cũng vui". Đây chính là sự biểu hiện của một sức sống cộng đồng thân ái, bao dung, độ lượng và đầy trách nhiệm.
Trong những ngày tết còn có nhiều trò vui chơi giải trí, các hội thi bình dân, lành mạnh và bổ ích để cho mọi người có thể vui chơi, như là đua thuyền, thi đấu vật, chọi trâu, thi đấu bòng đá, bóng chuyền, kéo co,... Các cuộc thi này bao giờ cũng thu hút đông đảo người xem.
Tục xin chữ ngày tết, treo câu đối đỏ, treo tranh thư pháp,... cũng là những thú chơi tao nhã và mang nhiều ý nghĩa cao quý. Đầu năm người thường xin chữ nhẫn, chữ phúc, lộc, thọ, chữ tâm, chữ đức,... Những chữ này cũng như nội dung của các câu đối, các câu thư pháp đều chứa đựng trong nó những ý nghĩa sâu sắc. Ngoài những câu có nội dung cầu chúc những điều may mắn cho năm mới, còn lại phần lớn là những câu, những chữ có tác dụng giáo dục đạo đức, tình cảm cho con cháu trong gia đình.
Những nét đẹp trong nếp sống ngày tết của nhân dân ta có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Giữ gìn và phát huy những nét đẹp ấy là một việc làm có ý nghĩa, góp phần làm cho bộ mặt và bản sắc văn hoá Việt thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và văn minh, tốt đẹp hơn. Những bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục, công tác văn hóa phải là những người đi đầu và làm gương trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong nếp sống ngày tết của người Việt. Và tất cả mọi thành viên trong xã hội cũng phải nêu cao ý thức này. Có như thế đất nước ta mới có thể càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng văn minh, hạnh phúc.

Minh Nguyên

Happy New Year

Have a very happy New Year
On the occasion of New Year 2009, I have this special gift for you. Wish you a happy, healthy and prosperous New Year !!! Enjoy it !



If you want to download this clip, but you can not directly download from here. You can Click Here to download its original file.


Relaxation Video Clips


Relaxation Meditation Nature Sounds




Beautiful Picture and Sweet Music for Relaxation




Relaxation Technique





Share Data & Software With You

Phần này giới thiệu về những tài liệu dưới nhiều dạng khác nhau mà MN muốn chia sẽ cùng với mọi người. Chúng gồm có những đường link dẫn bạn đến trang dữ liệu để tải xuống. Vì vậy, nếu có đường link nào không hoạt động hoặc là link nhầm thì mong mọi người bỏ qua cho, và vui lòng báo cho MN biết thông qua phần "comment" của mục này để MN biết và chỉnh sữa lại nghe.


****************
Tài Liệu Học Tập (English documents)
Ở đây có những tài liệu bằng tiếng Anh, Minh Nguyên muốn chia sẽ cùng mọi người.
The followings are documents included of Articles, Books and Audio files which can be used in your study, or for practicing your listened skill. I will gradually post up important documents, according to me, in order to share with you.
Four Noble True (Book)
Buddhism and Peace (Article)
Women in Buddhism, Questions and Answer (Book)
Future Buddhism (Book)
The Buddha and His Teachings (Book)
Some More Books and Articles
This link leads you to a page storing some books and articles and from which you can choose to download what you want.

The Five Precepts, Path to freedom, Given by Ven. Kusala Bhikshu (Audio)
Eightfold Path, Given by Ven. Kusala Bhikshu (Audio)
Introduction to Buddhism, Given by Ven. Kusala Bhikshu (Audio)
My Journey as a Buddhist, Given by Ven. Kusala Bhikshu (Audio)
Aspects of Psychology: Self Examination, Part 1,Ven. S. Dhammika (Audio)
Aspects of Psychology: Self Examination, Part 2, Ven. S. Dhammika (Audio)
What is Love, Given by by Ajahn Brahmavamso (Audio)
Buddhism and Science, Given by by Ajahn Brahmavamso (Audio)


Phần Mềm Ứng Dụng
Norton Antivirus 2008, Full Version
Đây là phần mềm Norton Antivirus 2008 có bản quyên, với đầy đủ Reg. key + Generation, có thể sử dụng đến 3 năm. Và có cả phần hướng dẫn cài đặt khá chi tiết ở trong file zip bạn tải về. Ai muốn sử dụng nó thì hãy download về để cài đặt. Nó đã được nâng cấp nhiều, tự động update, và đặc biệt là không làm cho máy chạy chậm như các phiên bản cũ. Norton đa có phiên bản 2009, nhưng mình kg có nó, thông cảm nhé !

Jet Audio, Plus Version
Với phần mềm Jet Audio, Plus version này cho phép bạn có thể mở hầu hết tất cả các loại file âm thanh và hình ảnh, bạn không cần phải cài thêm một phần mềm tương tự nào khác. Đặc biệt, đây là phiên bản Plus, không phải free, nên các chứng năng của nó hoạt động rất tốt. Ngoài ra nó còn có các chức năng khác như: record, convert (cả audio lẫn video), rip, ... Nếu muốn dùng nó thì hãy download về mà cài đặt.

Internet Download Management 5.15, Full Version
Internet Download Management là phần mềm giúp tăng tốc độ download và quản lý những file download của bạn. Trong đây có đầy đủ cả Reg. key giúp bạn đăng ký để sử dụng một cách hoàn hảo. Nó giúp download hầu hết các file âm thanh và hình ảnh trên mạng, kể cả file flash video trên youtube, google video,... Đặc biệt là nó còn giúp tải nguyên trang web mà mình muốn xuống để sử dụng theo kiểu offline. Với chức năng này, nó cho phép mình có thể tắt chương trình lúc đang tải và khi mở lên lại thì nó sẽ tải tiếp tục từ phần đã tải được chứ không tải lại từ đầu. Có file hướng dẫn cài đặt đính kèm trong file zip mà bạn tải xuống đó.

Click vào đây để tải thêm một số phần mềm khác


Âm Nhạc
Nhạc Hòa Tấu - Việt, Dạng *.wav
Nhạc Hòa Tấu - Anh, Dạng *.midi
Trong này chứa khá nhiều bản hòa tấu nhạc Việt và Anh dưới dạng file *.midi, chúng có dung lượng rất nhẹ, dưới 50kb mỗi file. Với loại nhạc này, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều dung lượng cho ổ đĩa, và đặc biệt là có thể lưu vào điện thoại di động để nghe hoặc làm nhạc chuông, nếu bạn có máy điện thoại và nó có những chức năng này.


Hình Ảnh Đẹp

Lòng Tự Trọng




Chướng ngại lớn nhất đối với sự thành đạt là do thiếu năng lực và khôn khéo. Nhưng thật ra thì sự thành đạt ấy, trên một mức độ nào đó, nó nằm ngoài tầm đánh giá và sự suy nghĩ của tôi về những điều phù hợp với mình. Chướng ngại lớn nhất đối với tình yêu là nỗi lo sợ rằng mình không đáng yêu. Tuy nhiên, tôi không có ý cho là tôi đáng yêu.
Lòng tự trọng là gì?
Tự trọng là sự đánh giá của tâm tôi, của ý thức tôi, và suy cho cùng thì nó là sự tự đánh giá. Nó không phải là sự đánh giá về thành công hay thất bại cụ thể nào, cũng không phải là sự đánh giá về những kỹ năng hay tri thức cụ thể nào cả. Như thế là, về căn bản, tôi có thể rất tự hào về bản thân mình mặc dù tôi không tin tưởng lắm về năng lực của mình đối với những tình huống cụ thể trong xã hội. Và ngược lại, bề ngoài thì tôi có thể vui thích với những mối quan hệ xã hội, nhưng trong thâm tâm thì lại thấy mâu thuẩn và bất an.
Tôi có thể được mọi người yêu mến, nhưng chính tôi lại ghét tôi. Tôi có thể được mọi người ngưỡng mộ, song chính tôi lại xem thường. Tôi có thể được mọi người xem như là bậc anh tài, nhưng tôi lại nghĩ mình không xứng với điều đó. Tôi có thể là một người rất thành công, những tôi lại cho mình là kẻ thất bại, tại vì tôi chưa thực hiện được những chuẩn mực của riêng tôi.
Tôi có cảm giác như thế nào khi tôi có lòng tự trọng?
Khi tôi có lòng tự trọng, tôi cảm thấy mình có ích cho đời và có trách nhiệm trước những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Tôi không thấy hổ thẹn khi đối diện với chính mình và có thái độ tích cực đối với quyền được sống và được hạnh phúc của tôi.
Tôi cảm thấy thế nào khi tôi thiếu lòng tự trọng?
Nếu tôi thiếu tự trọng tôi cảm thấy mình thật vô tích sự, tôi là một người lầm lỗi, là một kẻ sống thừa. Vì thế tôi thấy mình không đủ tư cách, không thể đương đầu với những thách thức và không đáng thụ hưởng những niềm vui trong cuộc sống.
Điều kiện cốt yếu của lòng tự trọng là gì?
Nếu tôi giàu lòng tự trọng, tôi mong muốn người khác cũng có được điều đó. Nếu tôi cảm thấy đáng yêu và xứng đáng với sự tôn trọng thì tôi sẽ đối xử tốt với mọi người và mong họ cũng đối xử tốt với tôi.
Làm sao để nhận ra ai là người giàu lòng tự trọng?
Ngôn ngữ và hành động của họ sẽ cho thấy rằng họ có hạnh phúc trong cuộc sống. Họ thành thật đối với những thành công cũng như những thất bại của bản thân. Họ sẵn sàng góp ý và lắng nghe ý kiến của người khác. Họ cởi mở trong sự phê bình và thừa nhận những khuyết điểm. Họ hào hứng trước những ý tưởng mới, những triển vọng mới. Họ linh hoạt, sáng tạo và hài hước. Đôi mắt của họ sáng quắc, lanh lợi và sinh động. Họ có vẻ thanh thản. Bước chân của họ đầy quả quyết. Giọng nói của họ được điều chỉnh và có cường độ phù hợp.

Cyril Sirirol
Minh Nguyên dịch
Nguồn: sách Ethics, Towards a richer life




Đạo Đức Là Gì ?

Tôi biết đây là một câu hỏi đã làm bận lòng những bậc vĩ nhân trên thế giới ở mọi thời đại. Hàng ngàn, hàng ngàn quyển sách đã được viết ra xoay quanh chủ đề này. Và rồi hàng ngàn, hàng ngàn cuốn sách về chủ đề này cũng sẽ được viết ra trong những năm tiếp theo. Vấn đề đạo đức luôn được bàn luận sôi nổi, và ở đâu người ta cũng quan tâm đến chúng. Tôi đặt câu hỏi này là vì tôi muốn biết, liệu đạo đức có thể giúp tôi sống một cuộc sống trọn vẹn hay không - một cuộc sống mãn nguyện. Tôi muốn biết, đạo đức có giúp gì được cho tôi trong vấn đề này không?
Ngay sau khi tôi đặt câu hỏi này, tôi nhận ra rằng, quả thật đạo đức đem lại cho tôi nhiều ích lợi trong cuộc sống. Tôi nhận thấy rằng, vấn đề trọng tâm của đạo đức là sự toại nguyện và hạnh phúc của con người. Và tôi lại hỏi: Đạo đức có thể giúp tôi như thế nào?
Triết gia Socrates đã nói rằng: “Sống một cuộc sống vô vị thì thật là uổng phí”. Những bậc minh triết và những bậc đạo sư đã dạy “hãy tự biết mình”. Thế nhưng tôi lờ đi trước những lời hô hào ấy. Và tôi lại quan tâm về những điều khác. Chúa Jesus đã hỏi: “Có lợi ích gì không nếu như bạn chiếm hữu cả thế giới, nhưng lại phải gánh chịu sự mất mát trong tâm hồn?”. Vâng, tôi đã từng ước muốn chiếm hữu được toàn thế giới, nhưng tôi lại không chú ý đến việc tôi đang khiến cho tâm hồn tôi trở nên cằn cỗi. Tôi đã không ý thức được rằng, đấy là vấn đề quan trọng. Những vấn đề đạo đức ấy đã làm thay đổi quan điểm của tôi, buộc tôi phải đặt nó vào đúng vị trí của nó. Và xuất phát điểm chính đáng nhất để tôi khởi đầu việc thẩm tra chính là bản thân tôi. Tôi là ai?
Sự khám phá con người thật của mình là điều không đơn giản. Để thực hiện cuộc hành trình này một cách nghiêm túc, tôi cần phải có nhiều dũng cảm, tuyệt đối trung thực và có quyết tâm cao. Bởi vì đây là một cuộc hành trình đầy thử thách, cam go, nguy hiểm và cả kinh hoàng. Sẽ có nhiều cám dỗ khiến tôi phải bỏ dỡ cuộc hành trình của mình. Vì thế, tôi phải kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc. Chính những thành quả đáng kinh ngạc trong quá trình khám phá bản thân đã tạo động lực để cho tôi kiên trì hơn. Cuộc hành trình này chỉ chấm dứt khi tôi trút hơi thở cuối cùng.
Trước hết, đạo đức buộc tôi phải nhìn lại bản thân mình, tìm hiểu bản thân mình và biết được điều gì thật sự làm cho tôi hạnh phúc. Vấn đề đạo đức đầu tiên đối với tôi là khám phá chính mình. Nếu tôi tiến hành công việc này một cách trung thực và dũng cảm, tôi sẽ khám phá ra những thứ mà tôi không thể ngờ được rằng chúng đang hiện hữu trong tôi, những thứ vốn được che đậy ở bên trong. Tôi đã từng nghe các nhà khoa học nói là tôi chỉ mới sử dụng 5% năng lực của mình trong cuộc sống hằng ngày, 95% còn lại tôi chưa bao giờ sử dụng đến vì tôi chưa bao giờ phát hiện ra chúng. Thật là uổng phí! Và đối với những người khác, điều này cũng xảy ra tương tự. Quá ư là uổng phí! Vì thế, việc khám phá những tiềm năng của bản thân trở thành nhiệm vụ hàng đầu đối với tôi. Tôi là một người thiếu đạo đức nếu tôi chỉ dùng 5% năng lực của mình.
Đạo đức giúp tôi khám phá đến đỉnh cao của những tiềm năng ở trong tôi. Nó khiến tôi nhận ra lý tưởng tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Nó khuyến khích tôi vươt lên trên sự tồn tại đơn thuần để đạt đến một tầm cao mới trong nhận thức. Nó giúp tôi tạo lập một cuộc sống hướng vào sự hoàn thiện cá nhân và phụng sự xã hội.
Những mức độ khác nhau của sự nhận thức:
Mức độ đầu tiên của nhận thức là ý thức được sự hoàn thiện bản thân là một phần cốt lõi của con người. Mức độ thứ hai là nhận thấy được rằng, sức mạnh giúp hoàn thiện bản thân có thể tìm thấy bên trong bản thân mình. Mức độ thứ ba là biết một cách chính xác những bước đi nào là tốt nhất cho sự phát triển năng lực của bản thân, sao cho phù hợp với nhân cách cũng như hoàn cảnh của mình.
Tôi là hợp thể duy nhất của những gene di truyền, những kinh nghiệm, những thế mạnh và cả những yếu kém, những nhu cầu, nguyện vọng; và tôi có khả năng để biết được điều gì là tốt nhất cho tôi. Bởi tôi là duy nhất nên phương thức mà tôi chọn để đạt đến mục đích của mình phải thích hợp với tôi, phải tương ứng với những nhu cầu của riêng tôi.
Tầm quan trọng của sự thay đổi:
Sự chuyển đổi và phát triển là một hình thức trọng yếu trong tiến trình của sự sống. Nếu tôi nỗ lực hướng sự thay đổi ấy theo chiều hướng tích cực, và cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày thì tôi sẽ có được một đời sống phong phú và trọn vẹn.
Những cách thức giúp chúng ta hiểu được bản thân mình:
Việc tìm hiểu bản thân không thể bỏ qua việc tìm hiểu quá khứ của mình. Tôi hiểu bản thân tôi nhất bởi tôi có cơ sở cho những hiểu biết về cá nhân tôi và tiểu sử gia đình tôi. Quá khứ không chỉ có nghĩa là những dữ kiện khác nhau đã từng diễn ra từ lúc tôi sinh ra cho đến hiện tại, mà nó còn bao gồm cả những dữ kiện về sự ảnh hưởng của cha mẹ tôi, ông bà tôi, tổ tiên của tôi trước khi tôi được sinh ra. Đời sống của họ có sự ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn sự ảnh hưởng của huyết thống, thái độ và nếp sống của họ ảnh hưởng đến tôi. Từ lúc tôi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời này, cuộc sống của tôi được tạo dựng bởi những gì tôi đã tạo ra trong quá khứ, đôi khi có cả sự chuyển hóa những sai lầm trong quá khứ.
Những mối tương quan trong xã hội là một cách khác để chúng ta hiểu về bản thân mình. Nếu chúng ta tinh ý thì qua mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, có thể cho ta những thông tin thiết thực nhất. Khi tôi thiết lập tình cảm thân thiết thông qua việc sống và giao tiếp với họ, tôi nhận ra được có sự mâu thuẩn ở trong tôi. Việc nhận ra cách người ta đối xử với mình, và hiểu tại sao người ta đối xử với mình như thế là cách thức chủ yếu để có thể biết chính xác về bản thân mình. Sự nhận thức này trở thành một mảnh đất phong phú, màu mỡ cho sự thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Việc chọn lựa những gì tôi muốn làm cho cuộc sống của tôi và khiến cho nó trở thành hiện thực là điều không đơn giản. Tôi không thể thực hiện được điều đó nếu tôi không nỗ lực hết mình và không có lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên, nhờ vào việc đánh giá một cách chân thực về bản thân mà tôi có thể làm được điều đó.
Một phần không thể thiếu trong việc tìm hiểu con người thật của mình là việc ý thức cách mà mình đối xử với người khác. Khi tôi cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và biết được những gì họ đang cảm nhận, khi ấy tôi nhận ra bản thân qua sự nhìn nhận của người khác về tôi. Một khi tôi làm được điều này có nghĩa là tôi đang trên lộ trình hiểu rõ hơn về bản thân mình, và cùng lúc ấy tôi hiểu rõ hơn về người khác. Tôi nhận ra rằng, những hành động của tôi ảnh hưởng đến thái độ của người khác. Nếu tôi có thái độ tốt thì trong một chừng mực nào đó, tôi có khả năng tạo nên một bầu không khí hài hào thông qua sự tác động đến thái độ của những người xung quanh tôi.
Tình thương yêu, sự hiểu biết và sự cảm thông được lớn dần từ những trải nghiệm của tôi với người khác, từ sự cố gắng để biết được những gì họ đang suy nghĩ, đang cảm nhận. Ngay khi tôi có thể chia sẻ những hạnh phúc cũng như những khổ đau của người khác, tôi bắt đầu hiểu và cảm nhận mối liên hệ mật thiết giữa con người với nhau. Theo nhận định này, bi kịch của một người sẽ trở thành bi kịch của tất cả mọi người và niềm vui của một người cũng là niềm vui của tất cả mọi người. Tôi bắt đầu muốn giúp đỡ và ủng hộ mọi người bởi vì tôi nhận thấy rằng, sự tiến bộ của họ cũng chính là sự tiến bộ của tôi.
Khi trình độ nhận thức của tôi được nâng cao, tôi thấy rằng, sự nhường nhịn lẫn nhau là cần thiết, không chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp như gia đình, bạn bè, mà còn cần thiết đối với một phạm vi rộng lớn hơn trong các quốc gia và toàn thể nhân loại. Bi kịch của một quốc gia sẽ trở thành bi kịch của cả thế giới và niềm vui của một quốc gia sẽ trở thành niềm vui của toàn thế giới.

Minh Nguyên dịch
Nguồn: Ethics, Towards a richer life, Cyril Sirirol)

Good Question, Good Answer


Good Question, Good Answer is a book written by Ven. S. Dhammika. It is concerned with general thoughts of Buddhism which are very useful for beginners. This whole book was converted to audio-book. The audio-book was divided into four parts. The voice of reader is very clear and very easy for those who are not very familiar with English - in other words, English is not their native language - to listen to. Hence, I would like to introduce it to you.

King Ashoka, great Buddhist Emperror of India


King Ashoka (304 - 232 BC.) was a greatest Buddhist Emperor in India. Before converting into Buddhism, he was a strong Hindu king who had many conquests and stretched his empire stretched from present-day Pakistan, Afghanistan and parts of Iran in the west, to the present-day Bengal and Assam states of India in the east, and as far south as the Mysore state. After witnessing the mass deaths of the war of Kalinga, which he himself had waged out of a desire for conquest, his compassion was strongly raised, he could not get sleep for nights because he was haunted by the scene of damaged, burnt houses and dead bodies of the battle in Kalinga. Eventually, he converted into Buddhism under the guidance of the Buddhist sages Radhaswami and Manjushri.
It is not overstated to say that his conversion was a historic event in his life as well as in Buddhist history. As a Buddhist, King Ashoka supported many important things to Buddhism. He practiced moral methods in ruled his country, he ordered to establish many charity organizations throughout his nation, i.e. building hospitals, wells, guest houses for the poor and passengers, etc.
Moreover, he established many rock edicts at places which are related to Buddha's life from birth to death and sent missionaries to foreign countries in order to propagate Buddhism, to spread the Buddha's teachings to people beyond his country borders. These two are nowadays considered to be paramount important significance in history of Buddhism in India in particular and all over the world in general. His edicts are concrete evidences of the existence of Buddhism in history and they proved that the Buddha was a real person, neither a character in myth nor a God.

King Ashoka had vital contributions to Buddhism so that I would like to introduce you about him. The following is a short video clips deals with King Ashoka, about his life and his works.

Từ Bi trong Đạo Phật

Trong kinh Pháp Cú đức Phật có dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác…”. Tâm là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến hành động, chi phối đến nhân cách của con người. Tâm ấy làm cho con người trở nên cao quí và cũng chính nó có thể khiến cho con người trở nên thấp hèn. Tuy nhiên, tâm ấy không phải do một năng lực siêu nhiên nào tạo ra hay là qui định sẵn mà nó do chính bản thân mỗi người tự làm chủ, tự tạo ra nó. Thấy được tầm quan trọng của tâm thức và muốn giúp mọi người chuyển hóa được tâm thức của mình, muốn giúp mọi người vượt lên trên những tâm niệm hẹp hòi, ích kỷ, bất thiện để sống bằng lòng bao dung, nhân ái, vị tha, muốn đưa mọi người đi trên con đường chơn chánh để đến với Chân-Thiện-Mỹ, đến với niềm ai vui, hạnh phúc đích thực nên đức Phật đã dạy pháp Từ Bi. Vậy, Từ Bi là gì?

Watch movie "Life of the Buddha"

As the title represents, this movie refers to life of Lord Buddha from his birth to death. It is a brief documentary movie in which you can see the life of the Buddha when he was a prince living in luxurious palace, when he attended ceremony of farm-work initiation. From the movie you can also understand thoughts and feelings of the Prince when he came around four gates of the palace. After that, the movie leads you go along with the journey of seeking for the truth of Siddhartha from the night he left his palace to the point of time he obtained enlightenment, became the Buddha, the Enlightened One in this world. There are many other meaningful points in the movie related to life of the Buddha, you can easily recognize them when you watch it. I don't want to waste your time with these poor words.



Đạo Lý Nhân Quả


Heraclite, một triết gia Hy Lạp cổ đại đã bảo rằng: “Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Điều này nói lên rằng, tất cả các sự vật, hiện tượng từ vật chất đến tinh thần trong kiếp sống nhân sinh, vũ trụ này luôn vận động không ngừng. Sự vận động ấy không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, cũng không phải do một đấng siêu nhiên nào đấy làm chủ guồng máy. Sự vận động ấy được diễn ra theo một định luật, một nguyên lý hoàn toàn khách quan và công bằng, đó là định luật nhân quả. Vậy, nhân quả là gì?

Watch Film "Born into brothels"

I would like to introduce the film "Born into brothels" to you. This is a documentary film of unhappy lives of children at a 'red light dictrict' (a neighbourhood where prostitution and other businesses in sex industry flourish) in India. The film reflects an aspect of our real society, particularly, squalid and benighted lives in our mordern world. This film focused on unfortunate children who were born into brothels and had have difficult lives, they lived in hopelessness. As normal children, they have lovely dreams, they have rational hopes, but these are likely never turned into the real unless there are external helps, there are people as Zana Briski (A western woman in the film and a co-director of the film as well) to come and help them. Let watch the film and understand their lives, sympathize with them and reflect on reality of our life, reflect on our own lives.
I was watched this film through a paper in my learning programs in which we have to watch some movies like that and analyse them, and think of them in psychological perspectives. I am deeply grateful to my teacher who gave me an opportunity to open my eyes, open my mind. I hope this film will give you some significant ideas relevant to your life.


This is the first part:



The second part:



The Third part:



The fourth part:



The Fifth part:



The Sixth part:



The seventh part:



The Eighth part:



And the last part:


Bông Hồng Cài Áo


Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời với tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không thể lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: "Tai nạn lớn nhất đã xảy ra cho tôi rồi !" Lớn cách mấy mà mất mẹ, thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì kẻ mồ côi. Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ thấy hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất từ hồi nhỏ là một bài thơ giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, âu lo... sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến nhưng chắc chắn phải đến:
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời!
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì đã mất rồi. Người nhà quê Việt Nam không ưa nói cách cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ vừa giản dị, vừa đúng mức:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
Ngon biết bao nhiêu! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt bàn tay trên trán nóng ta và than thở "Khổ chưa, con tôi," ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một và đậm đà dịm cả cổ họng như đường mía lau.
Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; những chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêu. Mẹ là giáo sư dạy về thuơng yêu, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý niệm thương yêu của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có Đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ.
Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ "mẹ" là ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương đi tới tín ngưỡng và hành động thì không xa mấy.
Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Mother's Day, mồng 10 tháng 5. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày, tôi đi với thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza, Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên nghĩ rằng có một tục lệ chi đó.
Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là ngày Mother's Day, theo tục Tây Phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài hoa hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa màu trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà cảm thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào, chúng tôi không có được cái tự hào cài trên áo một bông hoa màu hồng.
Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ dù Người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan!
Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta. Những kẻ đã và đang có mẹ, đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói : "Trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya, dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc vá may, giặt rửa, dọn dẹp... Và để mình suốt đời bận rộn lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ "như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ" Chiều nay khi đi học về hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào trong phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em hãy ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý.
Em hỏi: "Mẹ ơị mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?
Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi cũng có thể hỏi một câu như thế vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt và ngày mai mẹ mất, em sẽ không hối hận đau lòng.
Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói nhiều về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng, mệt nhọc - mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ như vậy là đủ.
Mà thương mẹ không chỉ là một bổn phận, thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên, như khát thì uống nước, con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ "phải" đây không phải là luân lý, là bổn phận. "Phải" đây là lẽ đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, mẹ thì đương nhiên thương con. Nếu mẹ không cần con và con không cần mẹ thì đó không phải là mẹ con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con.
Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng, con mà thương mẹ thì cần phải làm như thế nào ? Tôi trả lời: vâng lời cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi. Bây giờ thì tôi biết rằng con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, cần chi phải hỏi "làm như thế nào".
Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý, đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì uổng cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này, anh chị đừng có than thở rằng đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng Đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết được Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng lẽ chị tôi không nên đi lấy chồng và tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ.
Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng, lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn qua loa để đợi rước dâu thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi nó đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm cơm, khóc. Chị nói "Thôi con không đi lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc rồi chị cũng đi lấy chồng, còn tôi thì bỏ mẹ đi tu. "Các, ái, từ, sở, thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa mà không có sự lựa chọn nào là không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quý báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.
Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không khuyên răn ai hết - tôi không giảng luân lý đạo đức. Tôi chỉ nhắc nhở anh "mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật ngọt ngào, là tình thương". Để anh đừng quên. Để chị đừng quên. Để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn. Cũng không phải là lỗi nữa mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, vô tình mà thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một hoa hồng để anh sung sướng, thế thôi.
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên như thế này. Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc về, anh hãy vào trong phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơị mẹ có biết không ?". Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi anh, vừa hỏi vừa cười: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?". Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi cũng có thể hỏi một câu như thế vì ngươi là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt và ngày maị mẹ mất anh, anh sẽ không hối hận đau lòng tiếc rằng anh không có mẹ.
Đó là điệp khúc mà tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi ! (Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ).

Tác Giả: Thích Nhất Hạnh

Phiền Não


Thiếu nữ đứng ngẩn ngơ trong một sân vận động khá lớn. Gần nơi đó, có một nhóm người đang nhảy Aerobic theo sự hướng dẫn của một cô hướng dẫn viên trẻ với thân hình đầy đặn, nở nang... Hình như họ đã bắt đầu nhảy gần nửa chương trình rồi, ấy vậy mà nàng vẫn còn đứng sớ rớ... ngập ngừng... cảm thấy mình thật là... "không giống ai" khi mặc trên người một cái áo đầm ngắn quá đầu gối và chân lại mang một đôi giầy cao gót kiểu mới. Nghĩ bụng, dù sao cũng đã đến đây rồi, hay ta cứ cởi giầy cùng nhảy với họ vậy. Rồi cúi xuống loay hoay, cởi giầy...
Vừa cúi xuống co một chân lên thì bỗng có người đi ngang đụng mạnh phải nàng. Thiếu nữ bị mất thăng bằng, loạng choạng muốn té. Nhìn lên, thấy đó là một gã con trai khá cao lớn. Hắn có khuôn mặt rất đẹp của một bức tượng Hy Lạp cổ với sống mũi thẳng, tóc xoăn và đôi mắt xanh biếc mầu da trời...
Hắn nhìn thẳng đằng trước
- Cái nhìn mà không phải nhìn
- Ánh mắt gần như lạc thần, bước chân thẫn thờ như có một nỗi muộn phiền nào thật thê thiết đang khuynh loát trong tâm. Chẳng hiểu sự phiền não gì mà có thể đè nghiến tâm tư hắn đến thế ?
Chắc có lẽ hắn cũng không biê't được rằng mình vừa đụng phải một thiếu nữ, nên hắn vẫn cứ bước đi, không một lời xin lỗi, dáng bộ vô hồn, dật dờ như một xác chết !! Thiếu nữ định mở lời cự nự, nhưng dáng điệu thiểu não, gần như lạc thần của hắn làm nàng như bị thôi miên. Hắn lững thững bước qua, không nhanh lắm, cũng không chậm lắm. Hai tay thọc sâu trong túi áo blouson trắng. Mặt nhìn thẳng. Trên đầu, một vài cụm mây xanh xanh như mầu mắt đang lang thang, rụt rè theo bước chân...
Rồi...
Bằng một hành động rất thong thả
Đôi mắt vẫn không hề lay động, và hình như nỗi phiền não vẫn tung hoành, ngang dọc trong tâm trổ ra bằng đôi mắt xuất thần ấy...
Gã thong thả rút trong túi áo ra một khẩu súng ngắn. Kê ngang màng tang...
Tiếng súng nổ chát chúa làm cho đám đông kêu rú lên !!! Họ túa ra nhiều hướng để chạy trốn... Dưới đôi mắt mở lớn mà vẫn chưa căng đủ nỗi sợ hãi ập tới. Thiếu nữ nhìn thấy một dòng máu đỏ phun ra từ vết bắn. Rồi tiếng lọc xọc của hơi thở nạn nhân đang đứng giữa bờ mé của sự Sống và Cõi Chết, như đang cố gắng bằng mọi cách giữ lại sự Sống mong manh...
Tiếng lọc xọc của hơi thở tựa như tiếng của một người đang rít một hơi thuốc lào.
Sau âm thanh chát chúa của tiếng nổ. Đám đông đã hoàn hồn, họ đứng thành một vòng tròn khá xa quây thiếu nữ và nạn nhân vào giữa... Cả thân người nạn nhân đổ nhào về phía nàng. Cô hốt hoảng, bằng một phản xạ tự nhiên, nàng đưa cả hai tay đỡ lấy người gã. Nhưng vì cơ thể gã quá nặng, nàng loạng choạng ngã ngồi xuống, vệt máu đỏ thẫm văng dính đầy trên ngực áo. Xác nạn nhân đổ gập xuống đất...
Sự xúc động làm cho thiếu nữ run rẩy muốn khóc. Trong tâm nàng tự nhiên nảy lên một mối thê lương không tưởng. Nửa hoài nghi, nửa tiếc nuối như vừa đánh mất một người thân nào trong gia đình. Tại sao ? Phiền não gì trĩu nặng tới mức nào mà phải tìm lấy cái chết như thế ? Ôi... ôi... !!! Cái chết dễ dàng đến thế ư ? Một mạng người !
Nắng đã tắt trên cao. Thiếu nữ quỳ bên cạnh. Nàng mơ hồ nghe tiếng rú của xe cứu thương đang hối hả, dục giã đâu đây...
Do sự tu tập tự nhiên. Câu chú vãng sanh chạy ngang chân mày. Đôi môi mấy máy, nàng bắt đầu tụng chú cho gã...

Tác Giả:Chiêu Hoàng

Hoa Cỏ May


Nắng lơ mơ nhìn Chấm. Chấm nheo mắt vẻ thú vị. Cỏ may líu ríu bên bước chân Chấm. Cuối xuân, đồng cỏ thẫm màu hơn, càng bát ngát, hiền hòa. Chấm mỉm cười một mình. Cứ như đang đi đến nơi cảm thực tại. Đồng cỏ này là của Chấm, nhưng là của con bé Chấm của mùa hè năm trước kia. Cô Chấm bây giờ có thể nào còn xô vào ôm cứng lấy được những cậu bé cùng tuổi, rồi cùng ngã đùng ra, lăn cù cù trên thảm cỏ để cướp cho bằng được chùm quả mây, quả dút dót. Chấm khẽ nhún vai. Buồn cười thật! Chỉ có bốn, năm đứa con gái giữa một lũ con trai lộc ngộc to tồ, thế mà bọn Chấm luôn luôn giành phần thắng. "Đúng là lũ mặt săng đá!" - Có lúc thua đau, Vĩnh đã nổi khùng lên mà nói như thế. Lúc ấy, Chấm nào đã biết thế mạnh, điểm yếu của mình đâu, thấy người khác lăn xả vào, Chấm cùng lăn xả vào, giành được phần thắng thì nhảy cẫng lên, cười khanh khách, nếu bị đẩy bật ra, Chấm sẵn sàng bệt ngay xuống cỏ, đạp chân lia lịa và "nhè mồm ra". Hoạch bảo sợ nhất là khi cái Chấm nhè. Nó khóc dai kinh. Khóc mà chẳng có tí nước mắt nào, chỉ toàn dỗi. Đã thế lại "khỏe" dỗi vặt. Bao giờ cũng thế, Hoạch là đứa đầu tiên ngừng cuộc giành giật để dỗ Chấm. Chấm chẳng đếm xỉa những lời ấy. Cả lũ bạn chăn trâu xúm lại. Cũng chẳng ăn thua. Chúng nản lòng, tản đi cả. Còn lại mình Hoạch: "Thôi nào, đứng dậy đi!". Đến khi đó, dường như cực chẳng đã, Chấm mới đứng dậy. Hay vớ vẩn thế nhưng chẳng đứa nào giận Chấm cả. "Nó nhóc con nhất hội mà lị!". Hoạch cứ nói như phân bua. Bao giờ chia phần, Hoạch cũng giành phần hơn cho Chấm. Đôi khi, Chấm cũng hơi thấy mếch lòng vì Hoạch cứ mãi coi Chấm là trẻ con.... Chấm lững thững trên đồng cỏ. Gió chiều lành lạnh. Đàn cò xếp xong hàng ngũ hình mũi tên đang bắn về phía Tây. Trẻ mục đồng ồn ã đánh trâu về. - Ôi! Chị Chấm! Cái Hà "sún" bé tanh tách kêu toáng lên. Hoạch quay lại nhìn Chấm: - Cu Điểm đã cho trâu về rồi! Cái Hà quất thừng vào lưng trâu, chạy lồng lên cho kịp với chúng bạn. - Chấm về từ bao giờ? - ... Chấm nhớ đồng cỏ quá nên ra thăm đó! Chấm tưởng chỉ mình Chấm đi học không chăn trâu nữa, hóa ra cũng chẳng còn mấy ai. Còn mỗi Hoạch! - Hôm nay, tôi chăn đỡ cho Hoạch và Điểm thôi! Còn "chúng nó" lớn cả rồi, ai còn đi chăn trâu nữa. - Xì! Lớn gì! Chưa được một năm. Hoạch nhìn vào mắt Chấm. Cô bé hay nhõng nhẽo vẫn thế: Ngang như cua, vẫn rất dễ thương. Chấm đi chân đất, hai ống quần dệt kín hoa cỏ may. ánh mắt kiêu hãnh nhìn thẳng lại Hoạch. Chẳng biết cô bé đang nghĩ gì? - Bây giờ Hoạch làm gì? Có còn chơi với Lý, Vĩnh, Gái, Hòe... nữa không? Sao dạo này ít nói thế? Hoạch giật mình. Anh chàng nghĩ về từng đứa bạn theo thứ tự Chấm điểm danh. Anh bối rối: - Chẳng làm gì cả... Mà tôi đang đóng gạch với mọi người. - Đóng gạch? Để xây nhà và cưới vợ. Phải không? - Sao Chấm lại hỏi tôi thế? - Hoạch đừng xưng tôi với Chấm, nghe xa cách lắm. Ngày trước Hoạch nói nhiều với Chấm cơ. Ngày trước là năm ngoái ấy mà! Sao bây giờ Hoạch lại cứ.... Hoạch ít nói hẳn? Hoạch đỏ nhừ mặt. Anh quấn đầu thừng vào mấy ngón tay, cúi đầu không nói. Bỗng nhiên Chấm cũng lúng túng. Mới một năm qua mà Hoạch khác đi nhiều quá. Nhưng với vóc dáng cao lớn, vạm vỡ thừa hưởng ở người cha không dễ làm người ta khẳng định anh là nông dân bởi vầng trán cao thông tuệ và sống mũi rất thẳng của anh. - Sang năm đủ tuổi, tôi xin đi làm công nhân trên tỉnh. Chấm không nói gì. Chỉ mấy giờ trước đây, suy nghĩ của cô rất khác. Hình như giữa mình và Hoạch giờ đây đã có khoảng cách?... - A! Một tên dế cụ! Mơ ước của cu Điểm đây! Chấm chưa hoàn hồn, cau có nhìn Hoạch. Hoạch vẫn ngồi, trầm ngâm nhìn con dế trong tay: - Ngày trước, đấu dế với chọi cỏ gà là những trò vui nhất của bọn mình. Hôm trước khi lấy chồng, Gái và cả lũ bạn ra đây, hồn nhiên tìm cỏ gà để chọi.... - Buồn cười nhỉ? Gái đã lấy chồng thì Chấm biết nhưng không hề biết chuyện này đâu. - Không ai biết chuyện đó ngoài chúng mình. Rồi mỗi đứa sẽ có mỗi nơi hết đó thôi. Tất nhiên, Chấm vẫn là người sướng nhất. Vĩnh rất khao khát được học đại học. Chấm có biết không? - Chấm biết! Chấm vẫn là đứa em út ít của mọi người đấy thôi! - Tất nhiên rồi! Có thể Chấm thay đổi về cái gì, nhưng con mắt nhìn mọi người, nhất là bạn bè thì đừng thay đổi Chấm nhé! Không ai có hai thời ấu thơ đâu Chấm ạ! - Vì thế mà ban nãy Hoạch trầm tư, ít nói? Chấm hiểu. - Không phải... nhưng... - Chấm sẽ đổi khác, Hoạch ạ! Nếu lên tỉnh, Hoạch đừng ngạc nhiên, trách cứ Chấm điều gì! Nhưng về đây, Chấm vẫn chỉ thế này thôi: chân đất, quần đen, quê hơn cả những người ở quê. Chấm yêu đồng cỏ này ghê gớm, Chấm thèm ăn quả dút dót vô cùng. Hoạch sững sờ. Anh chẳng nói thêm được gì. Những điều dự định nói với Chấm, giờ anh đã quên béng mất. Anh chăm chú nhìn chấm. Bóng chiều loang loáng trong đôi mắt ngợp đen. Cô bé đã ngồi đối diện với Hoạch từ lúc nào, chống tay xuống cỏ vững chãi. Trong tay cô, một cọng cỏ gà khẽ rung rung, dù trước đó, Hoạch đã cố tìm nhưng không thấy. Đồng chiều đã thưa người. Con trâu đủng đỉnh đi trước, ve vẩy đuôi khoan khoái. Chấm và Hoạch lững thững cùng đi về. Cỏ may rạp dưới chân Hoạch, lại vùng dậy, xô tới áp vào chân Chấm. Chấm khẽ hít hà. Không khí có hương vị lạ lắm! Đồng quê! Bảo rằng nó có hương thì càng hít sâu càng thấy đậm đà. Thế mà có lúc Chấm tưởng chỉ có mùi bùn tanh tanh, mùi phân ngai ngái trên những bờ vùng, bờ thửa lầy lội. Con dế trong tay Hoạch cựa mình ọ ẹ. Bất giác Chấm đưa tay lên trán. Đầu Chấm vẫn còn u vì cú đụng đầu vào Vĩnh lúc cổ vũ trận đấu dế năm ngoái đây!

Tác giả: Trịnh Thị Lan

Nguồn: www.vietshare.com

Lời Mẹ Ru


Đục trong
đời có đôi dòng,
thanh hương của mẹ
từ lòng đất ra.

Mẹ yêu
vượt mấy thiên hà;
Mẹ yêu vượt cả
hằng sa mạch nguồn.

Mẹ yêu
thấm mát càn khôn;
mát đời con giữa
sóng cồn bể dâu.

Mẹ yêu
bắc một nhịp cầu;
đưa con vượt thoát
nỗi sầu thế gian.

Mẹ ru
Tình ngập nắng vàng,
Mẹ ru tình ngập
ba ngàn đại thiên.

À ơi,
tình sạch ưu phiền,
bình yên từ cõi
chân nguyên hiện về,…


-Tuệ Nguyên -
Nguồn: Tập san Pháp Luân No.53

Phật giáo với tín ngưỡng dân gian

Tín ngưỡng dân gian là một loại hình sinh hoạt tinh thần đã ra đời và phát triển rộng khắp trong các cộng đồng dân cư. Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì tín ngưỡng dân gian đã bắt đầu phôi thai.
Trong cuộc sống của mình, con người ở thời kỳ đầu chưa thể hiểu được các hiện tượng tự nhiên, không biết được qui luật vận động và biến đổi của tự nhiên nên họ đã cho tất cả các hiện tượng ấy đều do thần linh tạo ra. Cho nên họ đã thờ cúng thần linh, cầu mong sự che chở của thần linh.

Về Thăm Quê


Con trở về thăm quê
Trời chiều hè nhạt nắng
Đường cây xanh gió mát
Êm đềm tiếng chim ca.

Con trở về thăm quê
Mẹ mừng rưng rưng lệ
Nhẹ nhàng hôn lên trán
Âu yếm vỗ về con.

Con về thăm quê ngoại
Thăm mộ phần quê cha
Dâng hương con thầm nguyện
Gia đình mãi bình yên.

Con thăm lại đồng quê
Lúa đang mùa trổ hạt
Gió chiều nhè nhẹ lay
Thoảng hương lúa dịu dàng.

Con thăm lại mảnh vườn
Vồng khoai xanh non mượt
Giàn mướp chớm đơm hoa
Luống cà đà chín mọng
Dập dìu bướm vàng bay.

Đêm hè trăng thật đẹp
Lũ trẻ chơi trốn tìm
Tiếng cười la inh ỏi
Vui nhộn khắp xóm làng.

Rồi con lại ra đi
Đến phương trời xa lạ
Ba dặn dò, nhắc nhở
Mẹ nước mắt lưng tròng.

Ôm hôn con mẹ khóc
Mẹ bảo thương con nhiều
Cuộc đời lắm gian truân
Con ơi, dạ vững bền!

Dù con có đi đâu
Quê hương, vẫn nhớ nhiều
Nhớ hình dáng cha yêu
Nhớ mẹ già lam lũ
Héo mòn vì đàn con.

Ôi, quê hương yêu dấu!
Quê của hương đồng nội
Quê của tình thương yêu
Nhớ quê, nhớ thật nhiều!

- Minh Nguyên -

Bến Xuân Trăng





Vẳng tiếng chuông chùa bến sông trăng
Nhẹ buông hơi thở những đêm tàn
Ngày mai lá rụng xua đông hết
Còn lại tình xuân ta với ta,
Sông xuân nước chảy thuyền xuôi ngược
Bến vắng khách sang hướng bụi trần
Lắng nghe sâu thẳm từ tâm thức
Vọng tiếng chuông ngân ấm cõi long,
Mênh mông ai hỏi chiều xuân ý
Rằng ánh mai vàng trước gió xuân
Hoa xuân xưa thế, xuân nay thế
Vướng bận làm chi chuyện thế trần,
Kìa xuân đã đến vui lên chớ
Tô điểm cho đời bao ý thơ
Mở cửa chào xuân vui muôn hướng
Nhấc bút thơ đề tặng bốn phương.
- Hoàng Lam -

Mái Ấm Gia Đình

Gia đình là tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình là nơi sản sinh ra những thế hệ tương lai, vừa là nơi cung cấp nguồn lao động cho nền kinh tế xã hội trong hiên tại. Gia đình còn là ngôi trường đầu tiên của mỗi người, ngôi trường ấy dạy chúng ta những bài học vở lòng, dạy chúng ta biết thương yêu, giúp đỡ, biết đối nhân xử thế, dạy chúng ta cách làm người. Gia đình là nền tảng, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa trong khung trời xã hội. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống mỗi con người. Tổ tiên chúng ta đã dạy: "Chim có tổ, người có tông, cây có cội, nước có nguồn". Ở xã hội Việt Nam, gia đình là một hình ảnh vô cùng thân thương, gắn bó và ấm áp nghĩa tình. Chính vì vậy mà gia đình còn được gọi là Mái Ấm.

Sự Từ Giã Vĩ Đại

Thái tử Tất-đạt-đa được sinh ra trong dòng dõi đế vương. Ngay từ khi mới lọt lòng, thái tử đã được mọi người cung phụng, hết mực thương yêu, tận tâm chăm sóc. Thái tử được sống trong cung vàng điện ngọc, nhung gấm lụa là, nếm đủ các thứ cao lương mỹ vị, của ngon vật lạ trong cuộc đời.

Tìm Phật




Hơn mười năm biệt xứ
Tìm Phật ở quê người
Lật từng trang kinh sử
Vẫn mù sương lòng con.

Hơn mười năm trăn trở
Tìm Phật, lại tìm con
Dõi theo từng hơi thở
Phật mỉm cười bên con.

Hơn mười năm thầm lặng
Tìm Phật giữa đời thường
Có buồn đau mới hiểu
Tấm lòng mẹ yêu thương.

Hơn mười năm trở về
Viết bài ca lưu lạc
Khúc ca mừng Vesak
Phật đản giữa lòng con.

- Mặc Không Tử -

Đức Phật Của Tôi

Lúc 6 tuổi tôi đã theo các anh của tôi đi sinh hoạt Gia đình Phật tử. Cũng như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, lúc đầu tôi đến chùa chỉ bởi ham vui. Vì đến chùa được đùa vui, ca hát, nhảy múa, thỉnh thoảng còn được ăn trái cây, bánh kẹo nữa chứ. Và khi ấy trong tâm tưởng tôi, đức Phật như là vị thần trong các truyện cổ tích, thường giúp đỡ người lành và trừng trị kẻ ác, lại còn cho trẻ con bánh kẹo nữa. Tôi đã đến với đạo Phật như thế đấy.

Điều Con Ước

Con lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào
Từ những lời ru với nhịp võng đưa
Từ trong hy sinh trải dài vô tận
Từ trong nhọc nhằn cay đắng mẹ mang.


Rồi những phút giây con gây lầm lỡ
Mẹ thường ân cần nhắc nhở khuyên răn
Ôi, tình mẹ thiêng liêng, cao quý quá!
Không bút mực, ngôn từ nào tả hết.


Nếu Phật Tổ ban cho con điều ước
Con sẽ ước thời gian đừng trôi nữa
Để mẹ hiền được sống mãi bên con
Cho tình mẫu tử mãi thắm son.

- Trung Thanh -

Tình Cha


Dòng nước mắt một đời không luống cạn
Giọt mồ hôi năm tháng chẳng hề vơi
Đó tình cha muôn thuở vốn không lời
Trong lặng lẽ âm thầm như xa lạ
Buồn hay vui cha cũng cam để dạ
Khóc hay cười cha để cả trong tâm
Giữa lòng biển cả đại dương bao la
Trong sâu thẳm tiềm tàng nhiều bí ẩn
Ân dưỡng dục suốt một đời lận đận
Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm
Bên đời con cha một bóng lặng thầm
Luôn che chở bằng bóng râm mát dịu
Tấm lòng cha cao quý con đâu biết
Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào
Tuy băng giá nhưng sâu thẳm dạt dào
Rồi mai kia trên đường đời muôn dặm
Con mới hay sâu đậm tấm lòng cha
Luôn bao la và cũng rất mặn mà
Tình cha đó ngàn năm vang vọng mãi.
- Tâm Minh -
(Mùa thu Giáp Thân 2004)

Điệu múa Thiên Thủ Thiên Nhãn



MN được xem qua điệu múa "Thiên Thủ Thiên Nhãn" do những vũ công đặc biệt (họ là những người khiếm thính) của Trung Hoa biểu diễn rất là hoàn hảo, đặc sắc, rất đáng khâm phục, vì vậy MN xin đăng tải lên đây để mọi người cùng thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật trong Phật giáo nè.

Mãi Mãi Trẻ Trung


Sự trẻ trung không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác. Nó là một trạng thái của tâm hồn, là biểu hiện của lòng nhiệt huyết, là đặc tính của trí tưởng tượng, là sự vượt trội của lòng dũng cảm đối với tính nhút nhát, của sự khoa khát được mạo hiểm đối với xu hướng thích bình lặng trong mỗi con người.
Không ai trở nên già yếu chỉ vì tuổi đời của họ đã cao, người ta chỉ già yếu khi họ từ bỏ những lý tưởng của đời mình. Năm tháng chỉ làm cho da chúng ta bị nhăn nheo, nhưng nếu chúng ta đánh mất niềm hăng say thì sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta trở nên cằn cỗi. Nếu luôn sống trong tâm trạng lo âu, ngờ vực, sợ hãi, thiếu tự tin và tuyệt vọng thì sẽ khiến cho con người trở nên yếu đuối, dễ bị khuất phục và không còn ý chí vươn lên nữa.
Dù ở tuổi 60 hay 70 đi nữa, trong trái tim mỗi người, tình yêu vẫn luôn hiện hữu, vẫn có sự ngạc nhiên đến dễ thương trong lúc ngắm sao trời, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và cả khi bắt gặp những ý tưởng lãng mạn của chính ta nữa. Và vẫn đầy can đảm trước những thách thức của cuộc sống, vẫn còn những ước vọng ngây ngô về tương lai, vẫn vui đùa với cuộc sống.
Bạn vẫn trẻ trung khi bạn có niềm tin và già đi với những ngờ vực; sẽ trẻ trung khi có sự tự tin và già đi khi lòng nặng gánh lo âu; sẽ mãi trẻ trung khi còn ước vọng và sẽ già đi bởi tuyệt vọng. Khi tất cả những mặt đối lập này bị mờ nhạt và tận trong sâu thẳm cõi lòng của bạn bị giăng kín bởi sự lạnh lùng của những tư tưởng bi quan, yếm thế, thì lúc ấy bạn già yếu thật sự.
Lúc nào trái tim của bạn còn nhận được những thông điệp từ sự tươi đẹp, sự hân hoan, những thông điệp từ lòng dũng cảm, sự vĩ đại, còn nhận được sức mạnh từ trái đất, từ con người và từ đấng Tạo hóa thì lúc ấy bạn vẫn còn trẻ trung.

Minh Nguyên dịch
(Easy English, số 52-53)

Một Chút Thôi




















Một chút thương yêu và giúp đỡ
Làm cho cuộc sống lại nở hoa
Một chút cảm thông và an ủi
Đủ làm vơi bớt bao tủi hờn
Một chút lắng nghe và chia sẻ
Làm cho trẻ lại bao tâm hồn
Một chút vui cùng người thành đạt
Đủ cho tình thương thêm dạt dào
Một chút mỉm cười lúc gặp nhau
Đủ để khổ đau không hiện hữu
Một chút lặng im và nhẫn nhịn
Khiến cho cuộc đời bớt quạnh hiu
Một chút hoà ái và nhã nhặn
Làm cho mọi người gần nhau hơn
Một chút quan tâm và chăm sóc
Làm cho tiếng khóc được lắng dần
Một chút nhớ về những kỷ niệm
Cũng đủ sống dậy bao niềm vui
Một chút ước mơ và hoài vọng
Có thể đạt đến những thành công
Một chút siêng năng và kiên định
Đủ làm toả sáng ánh quang minh
Một chút những điều nhỏ bé ấy
Đủ làm hạnh phúc thêm tràn đầy.

- Minh Nguyên -

Chúng Ta Thật Hạnh Phúc

Có nhiều người thường hay than khổ. Thật ra, nếu là một con người bình thường trong xã hội thôi cũng đã có nhiều điều đáng để cho mình tự an ủi, tự vui và hạnh phúc với chính mình. Bạn thử nghĩ mà xem, bạn có đôi mắt đủ sáng để ngắm nhìn, có đôi tai đủ rõ để lắng nghe, trong khi đó có không ít người mong ước được ngắm ánh trăng rằm mà nào đâu có thể, vì đôi mắt của họ đã bị mù; có người muốn nghe tiếng chim hót, vậy mà vẫn không thể nghe được vì tai của họ đã bị điếc. Nếu so với những người đó thì ai diễm phúc hơn? Vậy thì tại sao chúng ta cứ đi tìm những viễn tưởng đâu đâu, cứ chạy theo những khát vọng khôn cùng để mãi hoài than khổ. Hạnh phúc đang trong tầm tay của bạn đó. Xung quanh bạn có rất nhiều thứ có thể đem đến cho bạn những giây phút hạnh phúc đích thực.

Mời bạn cùng ngắm nhìn những vẻ đẹp của thiên nhiên, lắng nghe điệu nhạc dịu êm, cùng thư giản và vui hưởng hạnh phúc - - - -




Created by Minh Nguyen

Sống Chung Hoà Hợp

Con người bao giờ cũng là con người của xã hội, của tập thể, của cộng đồng. Nếu một con người hoàn toàn sống tách biệt khỏi cộng đồng xã hội thì người đó không thể nào trở thành một con người hoàn thiện được. Tuy nhiên, để sống hoà hợp với nhau trong tập thể, cộng đồng thì quả thật không phải dễ. Trong thực tế, có nhiều người sống chung với nhau nhưng không có sự hoà hợp. Chính sự không hoà hợp này là nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu khổ đau, bất hạnh cho con người. Sự bất hoà làm ung độc cuộc sống chung, bắt buộc người ta phải xa nhau nếu không muốn làm khổ nhau.

Xây Dựng Thanh Bình Trong Cuộc Sống

Trong đời không có cái gì là tự nhiên mà có. Tất cả đều do nhân duyên mà sinh ra và cũng do nhân duyên mà biến đổi. Sự thanh bình trong cuộc sống cũng nương theo luật duyên khởi mà vận hành. Có thể khẳng định rằng, sự an lạc của cá nhân và sự thanh bình trong xã hội phần lớn là do chính con người quyết định. Và ngược lại, sự bất an, chiến tranh, bạo động, thù địch trong xã hội cũng do chính con người tạo ra và thậm chí ngay những thảm họa do thiên tai gây ra cũng có một phần trách nhiệm của con người trong đó. Chúng hoàn toàn không phải do một đấng tối cao hay là một năng lực siêu nhiên nào ban phước, giáng họa, thưởng phạt con người cả.

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates
Khi sử dụng tài liệu từ blog này, vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn tài liệu. Cảm ơn!