Tấm lòng người mẹ quê
Tình mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành..
Đem sự hòa hợp, an vui đến nơi làm việc
Hầu hết mọi người đều dành phần lớn thời gian trong ngày ở nơi làm việc. Vì thế, hợp nhất sự thực hành giáo pháp với hoạt động lao động hằng ngày của chúng ta là vấn đề quan trọng.
Tình Mẹ Và Quê Hương
Mẹ và quê hương là hai hình ảnh luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau. Nghĩ về mẹ là tự nhiên chúng ta nhớ đến quê hương. Cũng vậy, mỗi khi chúng ta tưởng nhớ đến quê hương là hình ảnh mẹ hiền cặm cụi, chịu thương chịu khó lại hiện về trong tâm trí.
Mãi Mãi Trẻ Trung
Sự trẻ trung không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác. Nó là một trạng thái của tâm hồn, là biểu hiện của lòng nhiệt huyết, là đặc tính của trí tưởng tượng, là sự vượt trội của lòng dũng cảm đối với tính nhút nhát,
Khúc hát Quê Hương
Hiểu và Cảm Thông
Minh Nguyên
Nỗi Lòng Tu Đi
- Huynh cho câu chuyện ấy có nghĩa gì?
Một người nói:
- Ðó là cái chết thảm khốc của một kẻ bội bạc, phận chủ.
Người thứ hai:
- Tai họa xẩy đến cho những kẻ nào không quyết đoán.
Người thứ ba:
- Các huynh nói đều đúng cả, nhưng theo tôi thì, thầy mình có ngụ ý. Con chó tượng trưng cho người khởi sự tu tập, tại gia hay xuất gia. Vị thầy là Phật tánh, lương tri sẵn có nơi mỗi người. Mùi thịt xào với làn gió là sự cám dỗ mời gọi của sắc thanh hương vị xúc pháp, tức sáu trần. Giòng sông tượng trưng cho sanh tử. Người nào đã thấm nhuần chút đạo lý, thì đạo lý ấy trong họ trở thành một thứ đại bổ hoặc kịch độc. Ðại bổ là khi sống thuận theo ánh sáng mình đã thấy, kịch độc là khi mình không cưỡng nỗi tiếng gọi của sắc trần mà quay lưng với đạo, chạy theo thanh sắc. Thỉnh thoảng tiếng gọi của lương tri nổi dậy, nên người ấy không thể nào dứt khoát chạy theo thanh sắc như người thế tục chưa từng biết đạo, mà cũng không thể quay về, cho nên phải chết chìm giữa giòng sông sanh tử.
Ni Sư Thích Nữ Trí Hải
Nguồn: Trích từ tập truyện "Đường vào nội tâm" Của Ni sư Trí Hải
Trái Tim Của Mẹ
Ngày xưa, có một cậu bé ở với mẹ trong một túp lều ven rừng. Ngày ngày cậu đi vào rừng hái củi bán để nuôi mẹ. Mẹ cậu ở nhà nấu cơm, vá áo, chăm sóc những luống rau. Hai mẹ con sống nghèo nàn hẩm hút, nhưng không kém vẻ đầm ấm, bởi vì tình thương của mẹ vốn đã là điều kiện cần và đủ cho một con người.
Nhưng cậu bé lớn dần và bắt đầu đi xa hơn trong những buổi kiếm củi. Hồn cậu cũng bay xa hơn trong những mộng ước, mong chờ. Cho đến một chiều nọ, trên đường hái củi cậu bắt gặp một bóng hồng thiếu nữ bên suối biếc. Kể từ hôm ấy, bát cơm nguội trên tay mẹ âu yếm đưa cho cậu ăn đỡ đói lòng mỗi khi trở về, không còn hương vị nữa. Cậu bắt đầu tiếc nhớ bâng khuâng, người trở nên thờ thẫn, mất hồn. Bà mẹ lo lắng hỏi han, cậu gắt gỏng với mẹ. Tình yêu hay đúng hơn, sự mê gái, đã làm cậu lú lẫn mê muội rồi. Mẹ càng chăm sóc ân cần, cậu càng khó chịu, muốn bỏ nhà ra đi... theo bóng hồng bên suối biếc.
Ối, phải chăng nàng là tiên nữ giáng trần? Cậu cảm như chưa bao giờ thấy một người con gái đẹp đến thế. Mỗi đáng vẻ, động tác của nàng đều làm cho cậu mê mẩn tâm thần:
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh, em đứng chỗ nào cũng xinh.
Huống chi nàng lại đứng bên bờ suối phận chiếu ánh trời chiều long lanh với muôn màu sắc: màu xanh của mây, màu vàng, đỏ, tím của hoa rừng, màu lục biếc của cây lá ...Giữa thiên nhiên kỳ tuyệt ấy, nàng nổi bật như một đóa hoa vương giả khoe tươi.
"Thầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn"... Thanh niên đánh bạo đến gần người đẹp. Thiếu nữ vừa trông thấy cậu đã khóc òa:
- Chàng ôi! Thiếp không còn sống được bao lâu nữa nếu ....
Giọng oanh vàng nấc nghẹn. Thanh niên hỏi dồn:
- Tại sao, tại sao, nàng hỡi! Tôi sẽ làm bất cứ gì để đem lại sự sống cho nàng, dù có phải mất mạng.
Thiếu nữ mở lớn đôi mắt bồ câu xinh:
- Thật không, ồ xin chàng hãy cứu thiếp! Thiếp đau bệnh nan y, thầy thuốc bảo chỉ có nuốt vào mình trái tim nóng hổi của một người mới tắt thở, họa may hết bệnh. Nếu chàng cứu thiếp, thiếp xin hứa sẽ trọn đời sửa túi nâng khăn.
- Xin nàng hãy đứng chờ.
Thanh niên chạy như bay một mạch về túp lều. Bà mẹ tựa cửa trông con, trong chỗ tranh sáng tranh tối, cậu va cái cốc vào đầu mẹ. Tiến thể, cậu rút ngay con dao ở vách lều, thọc vào ngực bà, moi ra trái tim còn nóng hổi. Cậu bưng trái tim mẹ hối hả chạy ngược trở lại bờ suối.
Mặt trời đã lặn khuất sau đồi. Bóng lá cây đen dầy che rợp lối đi. Ba bốn lần cậu suýt vấp ngã vì vội vàng hấp tập. Bỗng nghe một tiếng nói hiền từ đâu đây vọng lại:
- Con ơi, chạy chậm bước lại kẻo té, con ạ!
Cậu giật mình đứng lại ngơ ngác nhìn quanh. Nhưng cậu chợt hiểu. Thì ra tiếng nói kia vang lên từ trong hai lòng tay cậu, từ TRÁI TIM CỦA MẸ!
Ni Sư Thích Nữ Trí Hải
Nguồn: Trích từ tập truyện "Đường vào nội tâm" Của Ni sư Trí Hải
Người Ngày Xưa
Ni Sư Thích Nữ Trí Hải
Nguồn: Trích từ tập truyện "Đường vào nội tâm" Của Ni sư Trí Hải
Tình Thương Yêu
Khúc Ruột Đau Thương
Ôi, đau thương khúc ruột miền Trung!
Nắng cháy, mưa dầm, bão lụt luôn.
Hôm nay cơn bão ngoài khơi ấy
Đã nhấn chìm biết mấy ngư dân.
Khi đoàn thuyền cứu nạn tiến vào bờ
Khắp bến cảng ngập tràn trong nước mắt
Khóc mừng vui vì người thân còn sống
Lệ tuôn trào trong đau khổ biệt ly.
Vợ tìm chồng, con tìm cha, tuyệt vọng.
Mẹ tìm con trong tiếng khóc nghẹn ngào.
Đau thương ấy, ai cầm được nước mắt?
Mất mát này sao bù đắp, người ơi?!
Anh đi rồi để lại vạn sầu thương,
Đàn con côi phải dầm sương dãi nắng,
Và vợ hiền, ôi! cay đắng ngậm ngùi.
Còn mẹ cha cùng đàn em thơ dại
Biết nhờ ai chăm sóc, tựa nương?
Đoạn trường kiếp sống bi thương quá!
Bao giờ hết khổ, hởi miền Trung?!
- Minh Nguyên -
Gởi đến những nạn nhân của cơn bảo lớn ở miền Trung, 05/2006
Đạo Lý Vô Thường
Giận: Một Sức Mạnh Để Chuyển Đổi
- Kerry Moran-
Minh Nguyên dịch
Giận: Một sức mạnh để chuyển đổi
Trong muôn vàn những cảm xúc phức tạp lẫn tinh tế của con người, thật khó có thể tìm thấy một xúc cảm nào gây xáo động hơn sự tức giận. Trong công việc của một nhà trị liệu, tôi thường nghe những mâu thuẫn trong tư tưởng về sự tức giận mỗi ngày. Người ta nói rằng: “Tôi cảm thấy giận chồng/vợ tôi, tôi cảm thấy giận bạn tôi, giận con tôi, giận ông chủ của tôi,…”. Và “tôi đã đọc những cuốn sách tôn giáo, trong đó dạy rằng chúng ta không nên tức giận, tức giận là phiền não, là độc tố, là tội lỗi. Hoặc, tức giận là một sự che đậy cho những cảm xúc thực của chúng ta, như là sự lo sợ. Đúng ra tôi không nên tức giận. Nhưng tôi đã tức giận”.
Thật là quá gò ép khi cảm thấy rằng có những điều lẽ ra chúng ta không nên để cho nó xảy ra. Sự thật là chúng ta không thể điều khiển được những xúc cảm của ta, cũng như chúng ta không thể điều khiển được thời tiết. Tại sao chúng ta không nghĩ đến một cách khéo léo hơn để hành xử với cơn giận?
Tôi tin rằng mọi xúc cảm xuất hiện trong ta đều muốn nói với chúng ta những điều gì đó quan trọng, về nội tâm của chúng ta cũng như về ngoại cảnh. Tức giận là một sự khôn khéo của chúng ta để cho chúng ta biết rằng có một vài thứ cần phải thay đổi. Sự tức giận là một phần không thể thiếu trong hệ điều khiển cảm xúc mà tất cả mọi người đều đã được trang bị sẳn.
Với tư cách là một nhà tâm lý liệu pháp đã được tu học giáo lý của đạo Phật, tôi muốn trình bày một quan điểm hơi khác lạ, rằng sự tức giận là một xúc cảm mạnh mẽ, sâu sắc và hoàn toàn thật, nó có giá trị riêng của nó. Giận là một phản ứng trung thực trước những tình huống mà ở đó bản chất của tính chính trực trong chúng ta bị xâm phạm, và nó giúp cho chúng ta có thêm nghị lực để thiết lập lại những ranh giới đã bị xâm hại ấy. Giận là một sức mạnh mà chúng ta cần để thiết lập ranh giới, tạo ra những giới hạn và để hành động. Nó là một sức mạnh để chúng ta làm những điều gì đó khác hơn.
Carolyn là một thiếu nữ ở tuổi 30. Cô ta thông minh, xinh đẹp nhưng lại phiền muộn. Cô ấy bảo rằng, tính tình của mẹ cô ta thật đáng chán, và cô cảm thấy lo ngại cho sức khỏe của bản thân. Nấp dưới những cảm xúc đó là sự giận giữ mà đôi khi nó bộc phát giữ dội không thể lường được. Bởi vì người phụ nữ thuộc thế hệ mẹ của cô ấy là những người nhu mì, họ dễ dàng chấp nhận tất cả, không hề đòi hỏi hay đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Một người con gái hiền lành thì chỉ có thể buồn chứ không nên giận hờn. Carolyn là một cô gái hiền lành. Và cô ấy đang bị kẹt, đang không có hạnh phúc. Song cô ta đủ sáng suốt để nhìn nhận sự khó chịu của cơn giận bị kìm nén, và đủ dũng khí để tiếp tục làm điều đó.
Tôi bảo với cô ta rằng, sự tức giận ấy có một sức mạnh giúp thay đổi cuộc sống của bạn. Hãy nhìn vào nó, thử xem xét kích cỡ của nó. Theo dõi bằng cảm tính xem nó tạo ra những cảm giác như thế nào bên trong bạn. Và cô ấy đã thốt lên trong sự ngạc nhiên rằng, tôi cảm thấy nó lớn dần lên rất nhiều. Theo kinh nghiệm của mình, tôi nói tiếp, giận là một nguồn năng lượng lớn mạnh, nó có thể làm thay đổi thế giới. Có lẽ bạn đã sớm gạt bỏ năng lượng ấy qua một bên, nhưng bây giờ bạn cần đến nó để tiến xa hơn.
Hành xử với cơn giận theo cách này đòi hỏi chúng ta phải có sự nhận thức rõ ràng về những diễn biến trong thân thể ta - cảm nhận một cách chính xác về sự trổi dậy của năng lượng, từ đỉnh đầu cho đến những ngón chân. Chú ý ngậm miệng lại, nắm chặt nắm tay và làm cho nguồn năng lượng ấy lớn dần lên trong khi vẫn bám giữ lấy nó. Chúng ta có thể dùng những cảm nhận thuần túy về sự tức giận để hiểu thêm về chính mình - biết được những điều rất quan trọng như là chúng ta đang có mặc cảm tội lỗi hoặc là chúng ta đang bị lôi kéo. Ngay cả với những tình huống đã xảy ra cách đấy vài năm, chúng vẫn có thể được cảm nhận một cách rõ ràng về những điều mà cơ thể chúng ta đã gợi nhắc cho chúng ta biết trong khoảng thời gian đó.
Cách làm này có thể tạo nên sức mạnh để chọc thủng những ‘bức màn’ xúc cảm về sự thất vọng và chán nãn mà chúng thường thể hiện ra bên ngoài khi sự tức giận bị kìm nén, chúng là sự trá hình của cơn giận. Sự tức giận có đủ năng lượng để thay đổi cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta khéo léo hành xử với nó. Và những thay đổi ấy không phải diễn ra một cách khó chịu hay thô tháo, chúng diễn ra một cách rõ ràng và hùng mạnh.
Thường thì những người nổi giận họ biểu lộ những vấn đề ấy theo cách ngược lại. Chúng ta luôn cảm nhận được sự tức giận chứ không phải là không, công việc vẫn là nhận diện sự tức giận và bám theo những xúc cảm của nó, thay vì chìm vào trong cơn giận dữ nguy hại, kìm giữ lấy nó chứ không phản ứng hay khấy động nó. Nhiệm vụ ở đây là tập trung chú ý vào sức mạnh của cơn giận và để cho nó tác động lên bạn, củng cố những ranh giới của chính bạn thay vì để mặc cho ngoại cảnh xâm hại.
Khi sự mâu thuẩn xuất hiện, bạn có những sự lựa chọn. Bạn có thể tác động ngược trở lại, nhưng việc làm này sẽ gây ra nhiều nguy hại. Bạn cũng có thể dừng lại, và bỏ lỡ cơ hội như đã được đề cập đến. Hoặc là bạn có thể phản ứng một cách trung thực bằng cách tập trung và theo dõi những sức mạnh đang lớn dần lên bởi cơn tức giận và chúng đang vận hành trong từng huyết quản của bạn: Bạn nhận ra được rằng: “Tôi bị tổn thương bởi những gì anh đã gây ra. Điều đó không dễ chịu đối với tôi”. Sự tức giận giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình, giúp ta làm sáng tỏ những điều bị lu mờ bởi sự che lấp của vô thức.
Bây giờ chúng ta chý ý xem cách mà cơn giận dùng để thiết lập ranh giới rõ ràng, nó bảo rằng, bạn không được vượt qua giới tuyến này, bạn không được bóp méo tôi, không được phá hỏng tôi. Đây là không gian của tôi và kia là của bạn. Đấy không phải là ích kỷ, nó chỉ mang một ý nghĩa thông thường và cũng là để tôn trọng chính mình và người khác. Ưu điểm của sự tức giận là ở nơi khả năng tạo ra những ranh giới và phân định rạch ròi về những điểm khác nhau. Đấy chính là mục đích của nó và chúng ta thật là phụ bạc với mục đích ấy khi chúng ta vứt bỏ nó, không thèm để ý đến nó.
Sự tức giận có một giá trị bền vững không thể nào thay đổi, và nó đã được biểu tượng hóa thành những vị thần Phẫn nộ trong Phật giáo Tây Tạng. Họ không phải là những yêu ma độc ác, họ là những vị Phật đã giác ngộ, là những hóa thân của lòng từ bi với tâm tỉnh giác trong việc sử dụng một cách khéo léo năng lượng thuần khiết của sự tức giận để phá tan những tâm trạng căng thẳng và bi quan. Tất cả chúng ta có thể đã dùng đến một số năng lượng của sự phẫn nộ ấy trong cuộc sống của chúng ta để nhằm vào những chướng ngại bên trong cũng như bên ngoài. Tinh thần vô úy và tính thuần khiết của sự tức giận, như đã được diễn tả một cách hình tượng bằng những vị thần Phẫn nộ, khẳng định rằng, khả năng tiềm ẩn của sự tức giận có thể tạo ra được những năng lực mạnh mẽ và tinh tế cho sự thăng hoa của cuộc sống.
- Kerry Moran-
Minh Nguyên dịch
BÀI MỚI ĐĂNG
BÀI ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU
- Nepal: Bảo tháp Boudhanath, điểm du lịch tâm linh lý tưởng tại Kathmandu
- Sri Lanka: Tăng đoàn đã bảo vệ đất nước trong hơn 2.500 năm qua
- Ngày Xuân về quê đón Tết
- Nhật Bản: Câu chuyện cảm động về một người làm việc mai táng
- Làm Sao Để Kiếm Tìm Vị Thầy Tâm Linh ?
- Ebook Trọn Bộ Kinh Nikaya và A Hàm
- Clip “Thầy trò Đường Toong đi thỉnh … Bao Cao Su”, một sản phẩm không có tính nhân văn
- Mười phương thức chánh niệm khi tham gia các mạng xã hội
- Hàn Quốc: Chùa Bongeun, chốn bình yên cho tâm hồn
- Chùa Đông Đại, nơi đánh dấu sự kết hợp giữa giáo quyền và thế quyền ở Nhật Bản
LƯU TRỮ
-
►
2016
(1)
- ► tháng 1 2016 (1)
-
►
2015
(1)
- ► tháng 8 2015 (1)
-
►
2012
(24)
- ► tháng 5 2012 (4)
- ► tháng 4 2012 (7)
- ► tháng 3 2012 (4)
- ► tháng 2 2012 (4)
- ► tháng 1 2012 (5)
-
►
2011
(48)
- ► tháng 12 2011 (5)
- ► tháng 11 2011 (4)
- ► tháng 10 2011 (7)
- ► tháng 9 2011 (5)
- ► tháng 8 2011 (5)
- ► tháng 7 2011 (1)
- ► tháng 6 2011 (4)
- ► tháng 5 2011 (3)
- ► tháng 4 2011 (2)
- ► tháng 3 2011 (4)
- ► tháng 2 2011 (3)
- ► tháng 1 2011 (5)
-
►
2010
(41)
- ► tháng 12 2010 (6)
- ► tháng 11 2010 (9)
- ► tháng 10 2010 (1)
- ► tháng 9 2010 (1)
- ► tháng 8 2010 (3)
- ► tháng 7 2010 (3)
- ► tháng 6 2010 (2)
- ► tháng 5 2010 (2)
- ► tháng 4 2010 (3)
- ► tháng 3 2010 (6)
- ► tháng 2 2010 (1)
- ► tháng 1 2010 (4)
-
▼
2009
(74)
- ► tháng 12 2009 (6)
- ► tháng 11 2009 (5)
- ► tháng 10 2009 (8)
- ► tháng 9 2009 (11)
- ► tháng 8 2009 (6)
- ▼ tháng 7 2009 (11)
- ► tháng 6 2009 (3)
- ► tháng 5 2009 (5)
- ► tháng 4 2009 (3)
- ► tháng 2 2009 (9)
- ► tháng 1 2009 (7)
-
►
2008
(31)
- ► tháng 12 2008 (31)