Tính nhất quán trong giáo lý của đạo Phật

Đối với những người mới bước đầu học Phật, họ bắt gặp những lời dạy của Phật, những nội dung trong kinh điển có vẻ như mâu thuẫn, trái ngược nhau, khiến cho họ hoang mang, không biết nên nhận định những vấn đề đó như thế nào. Họ cảm thấy hoài nghi: “Phải chăng giáo lý của đạo Phật thiếu tính nhất quán?”. Sự hoài nghi, hoang mang ấy, nếu không sớm được giải tỏa thì sẽ làm cho họ lung lay niềm tin đối với đạo Phật, với giáo pháp của Phật. Điều này sẽ khiến họ chậm tiến bộ, thậm chí là thoái bộ, trong quá trình tu học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu rõ tại sao lại có những lời dạy, những nội dung kinh điển có vẻ như mâu thuẫn, trái ngược nhau như vậy.

Bước chuyển mang tính lịch sử của đức Dalai Lama

Vào sáng chủ nhật, ngày 29-5, đức Dalai Lama đã ký tên vào biên bản sửa đổi hiến pháp nước Tây Tạng. Cuối cùng thì ngài cũng đã thành công trong việc sửa đổi hiến pháp, một bản hiến pháp mà ngài đã tuân thủ thực hiện trong hơn 50 năm qua. Việc ngài ký tên vào biên bản sửa đổi hiến pháp đưa đến sự chấm dứt một nền chính trị thần quyền kéo dài trong suốt 469 năm ở trên thế giới.

Ấn Độ: Hơn 2.000 người Dalit quy y Tam bảo nhân dịp lễ Phật đản

Phật giáo được sinh ra từ Ấn Độ và đã từng rất hưng thịnh tại đấy. Thế nhưng, kể từ đầu thế kỷ thứ 12, khi Hồi giáo vào xâm lược đất nước Ấn Độ, cùng với sự phát triển của đạo Hindu thì Phật giáo bị lụi tàn dần. Cho đến thế kỷ 18, 19 thì Phật giáo gần như bị tuyệt duyệt tại Ấn Độ, tín đồ Phật giáo thì hầu như là không có một người, những ngôi chùa, tháp thì bị hoang tàn, bị vùi lấp trong lòng đất, hoặc bị chiếm dụng.

Thương em lang thang


Bên phố chiều em thẩn thờ cất bước
Em đi đâu và về đâu, em hỡi?
Giữa dòng đời xuôi ngược
Em tìm hoài không thấy bóng người thân
Ghế đá công viên, mái hiên, xó cửa
Là nhà em đó, người hay chăng?!

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates
Khi sử dụng tài liệu từ blog này, vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn tài liệu. Cảm ơn!